KỲ LẠ: Giá phân bón tăng 200%, nông dân nơi này vẫn ung dung thu lãi lớn nhờ một bí quyết

KỲ LẠ: Giá phân bón tăng 200%, nông dân nơi này vẫn ung dung thu lãi lớn nhờ một bí quyết

Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An
Canada: Saskatchewan muốn hợp tác với Việt Nam khai thác đất hiếm
Nước ngoài dùng 'bột lạ' làm bò tăng 100kg/tháng trước khi đưa về Việt Nam
Đa dạng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Trước tình hình giá phân bón tăng cao, Bộ NNPTNT đã ban hành Chỉ thị số 653 hướng dẫn người dân sử dụng phân bón cân đối và hiệu quả, tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, thay thế phân bón vô cơ bằng phân bón hữu cơ theo tỷ lệ phù hợp.

Thực tế, sử dụng phân bón hữu cơ giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, nhất là trong bối cảnh giá phân bón từ năm 2021 đến nay tăng cao. Ghi nhận tại mô hình trồng su su theo hướng hữu cơ ở huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc).

>>> Cách sản xuất Phân bón hữu cơ?

>>> Cân đóng bao phân bón

>>> Băng tải nâng hạ 2 cánh bướm

Nông dân nhẹ công chăm sóc, thu lãi cao, tiết kiệm chi phí do giá phân bón tăng

Những ngày này, cánh đồng su su ngay dưới chân núi Tam Đảo ở xã Hồ Sơn (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) luôn tấp nập người dân thu hái, vận chuyển su su. 

Hưởng khí hậu đặc biệt do dãy núi Tam Đảo mang lại, cánh đồng rau su su của xã Hồ Sơn luôn xanh ngắt một màu, những ngọn rau mập mạp vươn lên tua tủa... Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá rau su su luôn ở mức cao khiến bà con nông dân rất phấn khởi.

Nhà nông với việc sử dụng phân bón hữu cơ: Lãi cao, nhẹ công chăm sóc - Ảnh 1.

Ông Lê Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc (trái) đánh giá cao mô hình trồng rau su su theo hướng hữu cơ ở Tam Đảo. Ảnh: K.N

Trong Chỉ thị số 653, Bộ NNPTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở NNPTNT tổ chức tập huấn, truyền thông, hướng dẫn người dân sử dụng phân bón cân đối và hiệu quả, tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, thay thế phân bón vô cơ bằng phân bón hữu cơ theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện sản xuất trồng trọt của địa phương.

Ngoài niềm vui giá rau su su tăng cao, bà Lê Thị Chín (ở thôn Làng Hạ, xã Hồ Sơn) còn phấn khởi vì ruộng rau nhà bà cho năng suất, chất lượng cao hơn hẳn những nhà khác. 

Bí quyết của bà đơn giản chỉ là sử dụng một loại phân bón hữu cơ đặc biệt.

Bà Chín cho biết, năm 2021, bà tham gia thực hiện mô hình trồng 2 sào su su theo hướng hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm với tiêu chuẩn "5 không": Không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, không chất kích thích sinh trưởng, không dư lượng hóa chất độc hại. 

Trong suốt quá trình trồng, chăm sóc su su, bà Chín chỉ sử dụng các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học do Tập đoàn Quế Lâm cung cấp.

"Trước đây, chúng tôi chăm sóc su su theo kinh nghiệm là chính, chủ yếu sử dụng phân vô cơ, có sâu bệnh thì phun thuốc diệt trừ nên không ngờ khi sử dụng phân bón hữu cơ, hiệu quả canh tác lại cao đến vậy. Su su không những cho ngọn nhiều hơn, mập mạp hơn mà còn được giá cao hơn khi các thương lái biết rau nhà tôi canh tác theo hướng hữu cơ" - bà Chín nói.

Nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất sạch

Ông Lê Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, nhận thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm hữu cơ của người dân ngày càng tăng nên những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã vào cuộc quyết liệt, có nhiều chính sách hỗ trợ người dân sản xuất sạch."Chỉ trong năm 2021, tỉnh đã cấp kinh phí 45 tỷ đồng hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình trồng trọt an toàn, theo hướng hữu cơ, xử lý rơm rạ, môi trường" - ông Dũng thông tin.

Bà Lê Thị Chín ở thôn Làng Hạ, xã Hồ Sơn (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) thu hoạch ngọn su su. Ảnh: K.N

Để các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển, có chỗ đứng trên thị trường, ông Dũng kiến nghị Bộ NNPTNT ủy quyền cho các Sở NNPTNT các địa phương đứng ra cấp mã số vùng trồng cho các vùng sản xuất trên cơ sở thống nhất theo chỉ đạo của Bộ.

"Ngay cả thị trường nội địa cũng cần có mã số vùng trồng, do vậy nếu Bộ NNPTNT ủy quyền cho các Sở thực hiện thì tiến độ sẽ nhanh hơn rất nhiều lần" - ông Dũng nói.

K.N

Bà Chín tiết lộ, khi vào vụ, bình quân 2 ngày một lần bà được thu hoạch ngọn su su. Nếu những ruộng su su canh tác theo phương pháp thông thường chỉ thu được 35 - 40kg/sào/lần hái thì ruộng nhà bà Chín cho sản lượng tới 45 - 50kg/sào/lần hái.

Với giá bán bình quân 14.000 - 15.000 đồng/kg su su hiện nay, mỗi lần thu hoạch, bà Chín bỏ túi 600.000 - 700.000 đồng. Như vậy bà có thể thu cả chục triệu đồng/tháng nhờ 2 sào su su, trong khi mỗi vụ su su có thể thu hoạch kéo dài 7 - 8 tháng.

 

"Sử dụng phân bón hữu cơ, tôi thấy công chăm sóc rất "êm", khỏe người vì tôi không phải dùng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt chi phí cũng giảm đáng kể. Đợt vừa rồi giá phân bón tăng, mua phân ở ngoài thì nhà nông chúng tôi phải mất 5 - 7 triệu đồng/sào, trong khi sử dụng phân bón hữu cơ chi phí giảm đáng kể, chỉ còn 2 - 3 triệu đồng/sào" - bà Chín cho biết thêm.

Sử dụng phân bón hữu cơ được 1 chữ L, 2 chữ H, không lo giá phân bón tăng

Theo PGS - TS Phạm Thị Vượng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ sinh học, Tập đoàn Quế Lâm, trong bối cảnh giá phân bón đang tăng tới 200% thì việc nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí mà còn giúp cải tạo đất, bảo vệ môi trường.

"Qua thực tế sản xuất chúng tôi thấy những mô hình sử dụng phân bón hữu cơ giúp tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất, mật số giun trong đất tăng cao, các chủng vi sinh vật có ích cũng tăng, hàm lượng kim loại nặng giảm, sản phẩm không còn dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật" - bà Vượng nói.

Cũng theo bà Vượng, từ thực tế hiệu quả mô hình trồng su su theo hướng hữu cơ ở Hồ Sơn, ban đầu chỉ có 1 hộ tham gia nhưng chỉ sau một năm diện tích đã tăng lên 20ha. 

"Nếu canh tác theo hướng hữu cơ bà con nông dân sẽ được 1 chữ "L" là lãi, và 2 chữ "H" đó là hạnh phúc và hồi sinh vì không lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, người tiêu dùng được ăn sản phẩm sạch, an toàn" - bà Vượng ví von.

Ông Khắc Ngọc Bá - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm khẳng định, phát triển canh tác theo hướng hữu cơ là một đòi hỏi tất yếu để cung cấp những sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Định hướng sản xuất hữu cơ tạo ra giá trị nhân văn, là xu thế của tương lai.

"Từ thực tế triển khai mô hình của Quế Lâm, chúng tôi thấy nếu địa phương nào lãnh đạo tỉnh, ngành chức năng quan tâm thì các mô hình sản xuất hữu cơ phát triển nhanh và có sự lan tỏa mạnh mẽ" - ông Bá nói.

Cũng theo ông Bá, Quế Lâm đang phối hợp với nhiều địa phương chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân sử dụng chế phẩm sinh học để có thể sản xuất phân hữu cơ từ chính những phụ phẩm nông nghiệp xung quanh vốn đang bị vứt bỏ một cách lãng phí. 

"Tại Thừa Thiên - Huế, chúng tôi đã và đang xây dựng những làng hữu cơ, sản xuất thành một vòng tuần hoàn khép kín, chất thải của chăn nuôi để phục vụ trồng trọt, các sản phẩm của trồng trọt lại phục vụ chăn nuôi" - ông Bá chia sẻ.

Đáng chú ý, theo ông Bá, sản xuất hữu cơ có thể tiết kiệm đáng kể chi phí phân bón vì trong khi phân vô cơ tăng 200 - 300% thì phân bón hữu cơ chỉ tăng 20 - 30%.

Fanpage facebook