10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm dầu khí, phân bón là tâm điểm

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm dầu khí, phân bón là tâm điểm

Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An
Canada: Saskatchewan muốn hợp tác với Việt Nam khai thác đất hiếm
Nước ngoài dùng 'bột lạ' làm bò tăng 100kg/tháng trước khi đưa về Việt Nam
Đa dạng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Thị trường chứng khoán Việt Nam có một tuần rung lắc nhẹ trước những căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần 25/2, VN-Index đứng ở mức 1.498,89 điểm, tương ứng giảm 5,95 điểm (-0,4%) so với phiên cuối tuần trước. HNX-Index tăng 4,55 điểm (1,04%) lên 440,16 điểm. UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,05%) xuống 112,66 điểm.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 32.517 tỷ đồng/phiên, tăng 31% so với tuần trước đó. Giá trị khớp lệnh bình quân đạt 31.193 tỷ đồng/phiên, tăng 35,7%.

Nhóm cổ phiếu lớn có sự phân hóa mạnh trong tuần giao dịch vừa qua. Cổ phiếu VPB của VPBank (HoSE: VPB) bất ngờ tăng mạnh nhất trong top 30 vốn hóa với 5,4%. Bên cạnh đó, MBB của Ngân hàng Quân đội (HoSE: MBB) cũng tăng 4,4%. Nhóm cổ phiếu xăng dầu, dầu khí có những biến động tích cực khi hưởng lợi từ việc giá dầu thế giới liên tục tăng cao. BSR của Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) tăng 6,3% còn PLX của Petrolimex (HoSE: PLX) tăng 4,35%.

Ở chiều ngược lại, VIC của Vingroup (HoSE: VIC) tiếp tục biến động tiêu cực khi giảm 3,8% và mất mốc 80.000 đồng/cp về còn 79.100 đồng/cp. Hai mã VGI của Viettel Global (UPCoM: VGI) và MSN của Masan (HoSE: MSN) đều giảm trên 3%.

Tăng giá

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn HoSE thuộc về VND của Y Dược phẩm Vimedimex (HoSE: VMD) với 38,7%. Cổ phiếu này tăng kèm theo thanh khoản cải thiện đáng kể với khối lượng khớp lệnh bình quân đạt 72.680 đơn vị/phiên, gấp 4,3 lần tuần trước.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

Cổ phiếu FRT của FPT Retail (HoSE: FRT) cũng gây chú ý khi tăng gần 22% chỉ sau một tuần giao dịch. Thông tin giúp FRT tiếp tục bứt phá giai đoạn vừa qua đến từ việc Nhà thuốc Long Châu - công ty con của FPT Retail là đơn vị đầu tiên ký hợp đồng phân phối thuốc điều trị Covid-19 vừa được cấp phép khẩn cấp.

Tuần giao dịch từ 21-25/2 ghi nhận tâm điểm thuộc về nhóm xăng dầu, dầu khí, khí đốt, hai mã ASP của Dầu khí An Pha (HoSE: ASP) và PGC của Gas Petrolimex (HoSE: PGC) tăng lần lượt 18,7% và 15,4%. Giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan ngày 24/2 ở mức 118 euro/mwh, tăng hơn 33% so với ngày 23/2. Giá khí đốt tại Anh là 290 xu Anh/therm, tăng 36 % so với ngày 23/2.

Ở sàn HNX, nhóm cổ phiếu phân bón giao dịch tích cực, các mã gồm PMB của Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Bắc (HNX: PMB), PCE của Phân bón và Hóa chất DK Miền Trung (HNX: PCE) và PSE của Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ (Máy sản xuất phân bón hữu cơ SHB) (HNX: PSE) và PSW của Phân bón hóa chất dầu khí Tây Nam Bộ (HNX: PSW) đều góp mặt trong top 10 về mức tăng giá sàn HNX.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.

Trong khi đó, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn thuộc về một mã trong "họ" Louis là SMT của Sametel (HNX: SMT) với 59,35%. Doanh nghiệp này vừa công bố thông tin về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, thông qua hồ sơ phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài. 

Sametel sẽ triển khai phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo kế hoạch đã được Đại hội cổ đông bất thường năm 2021 thông qua. Công ty hiện có vốn điều lệ 54,6 tỷ đồng và đợt phát hành này sẽ tăng vốn điều lệ lên gấp đôi tức sẽ phát hành thêm hơn 5,4 triệu cổ phiếu. Vốn điều lệ sau phát hành dự kiến là 109,3 tỷ đồng. Cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách chốt quyền sẽ có quyền mua thêm cổ phiếu SMT tỷ lệ 1:1 với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Tại sàn UPCoM, cổ phiếu XMD của Xuân Mai - Đạo Tú (UPCoM: XMD) tăng mạnh nhất với 95,8%. Tuy nhiên, khối lượng khớp lệnh bình quân của cổ phiếu này chỉ vỏn vẹn 140 đơn vị/phiên. Đa số các cổ phiếu khác trong top 10 về mức tăng giá sàn UPCoM đều có thanh khoản rất thấp.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

Giảm giàm

Sàn HoSE chỉ ghi nhận hai cổ phiếu giảm trên 10% trong tuần qua là CLW của Cấp nước Chợ Lớn (HoSE: CLW) và TNC của Cao su Thống Nhất (HoSE: TNC) với lần lượt 16% và 11,6%.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

Tại sàn HNX, cổ phiếu giảm mạnh nhất là BST của Sách - Thiết bị Bình Thuận (HNX: BST) với 17%. Trong tuần, BST chỉ có hai phiên xuất hiện giao dịch khớp lệnh với vài trăm cổ phiếu được sang tên mỗi phiên. Các cổ phiếu còn lại trong danh sách tăng giá sàn HNX cũng có thanh khoản rất thấp.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

Tương tự sàn HNX, đa số các cổ phiếu giảm giá mạnh sàn UPCoM cũng thuộc diện thanh khoản rất thấp. Cổ phiếu HCI của Đầu tư - XD Hà Nội (UPCoM: HCI) giảm mạnh nhất với gần 40% nhưng khối lượng khớp lệnh bình quân chỉ là 20 đơn vị/phiên.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.

Fanpage facebook