7 điều mà người giàu hiểu từ rất sớm, người không tin thì mãi nghèo
7 điều mà người giàu hiểu từ rất sớm, người không tin thì mãi nghèo
Cách Bói Bài Tây Linh Nghiệm Ít Người Biết
25 Nghề Có Thể Kiếm Lợi Nhuận 10 Triệu Mỗi Ngày
Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An
Người khôn ngoan không chỉ biết lý thuyết nằm trên sách vở, mà họ còn biết cách áp dụng kiến thức và thực tế cuộc sống. Đó chính là chìa khóa để họ ngày một tiến tới trên nấc thang của sự giàu có.
1. Muốn rẽ sóng đạp gió thì đừng ngại lội sông từ đầu, người ngại làm việc nhỏ thì sao có khả năng làm nổi việc lớn
Con người không trở nên tầm thường vì thiếu năng lực. Họ chỉ thực sự tầm thường khi mãi hài lòng với hiện trạng và luôn đứng yên tại chỗ, không có mục tiêu, không biết tiến tới. Dù là người yếu kém đến mấy, chỉ cần mỗi ngày tiến một bước, ngày nào cũng đều đặn như vậy thì sớm muộn gì họ cũng đạt tới tầm cao. Ngược lại, dù là người tài năng bao nhiêu, nếu chỉ sống vật vờ, mơ màng về cả hiện tại và tương lai thì làm sao có thể thăng tiến.
Mà trong đời sống hiện đại ngày nay, không thay đổi chính là thụt lùi. Cuối cùng, bản thân họ tự đẩy mình đến ngưỡng cửa “tầm thường”, đánh mất chí hướng, chẳng thể làm ra được chuyện gì. Chỉ khi chúng ta chịu khó xông pha, chăm chỉ tiến tới, không quản ngại gian khó thì mới có thể ngày càng mở rộng năng lực của mình.
2. Người khôn ngoan không đợi mình sai lầm mới học hỏi, mà học hỏi ngay từ sai lầm của người khác
Marx từng nói rằng: "Con người phải học cách đi bộ và học cách vấp ngã, và chỉ khi học được cách vấp ngã người ta mới thực sự biết cách đi bộ".
Hầu hết chúng ta đều hiểu được điều này. Nếu không có sai lầm, không có vấp ngã thì sẽ không biết rút kinh nghiệm, từ đó học hỏi được nhiều điều hơn. Điều đáng sợ nhất không phải là mắc vấp ngã, mà là sau khi vấp ngã, chúng ta vẫn tiếp tục mắc phải nó hết lần này đến lần khác mà chẳng thể phát triển hơn.
Tuy nhiên, với những người khôn ngoan, họ không muốn bản thân học hỏi từ những lần tự mình vấp ngã. Vì cuộc đời phải vấp ngã biết bao nhiêu lần thì mới đủ cho họ học?
Thay vào đó, họ biết cách rút ra bài học từ sai lầm của người khác. Nhờ vậy, khi gặp vấn đề tương tự, họ không phải “trả học phí” đắt đỏ mà vẫn biết cách giải quyết.
3. Ngựa gặp đất yếu càng dễ mắc sai lầm, người gặp lời ngon tiếng ngọt càng dễ đánh mất chính mình
Mật ngọt thì chết ruồi. Khi ở trong một môi trường ổn định và an nhàn quá lâu, không chỉ ý chí mà cả tài năng, tư duy và bản lĩnh của mỗi người đều có thể bị thui chột. Chúng ta dễ thả lỏng cảnh giác hơn, sau đó đánh mất chính mình. Tài nguyên thì có hạn, trong khi vòng năng lực của người khác ngày càng rộng hơn, vòng an toàn của bạn sẽ ngày càng thu hẹp. Cứ như vậy, chúng ta tự đẩy mình vào cảnh bị đào thải khỏi “cuộc chơi”.
Do đó, hãy luôn tự nhận thức được rằng, trên đường sẽ chẳng có con đường bằng phẳng mãi, ta chẳng thể yêu cầu mọi thứ đều theo ý mình nên lúc nào cũng phải duy trì cảnh giác. Bản thân chúng ta càng không được kiêu ngạo hấp tấp, phải cẩn trọng và kiên định kẻo gặp rắc rối. Làm người không nên quá tự cao tự đại, cho rằng mình hơn người.
Thắng không kiêu, bại không nản. Người nào biết lượng sức mình thì mới có thể vươn xa.
4. Người đi vạn dặm đường mà không có tri thức thì chỉ có thể là người đưa thư
Không phải lúc nào đi nhiều cũng hiểu nhiều. Trên hành trình đi đó, chúng ta còn phải không ngừng trải nghiệm và tích lũy, đúc kết nó thành những tri thức của riêng mình. Điều đó mới giúp hành trình đi và trải nghiệm trở nên giá trị hơn.
Không phải tự nhiên mà người Do Thái, một trong những dân tộc thông minh và giàu có nhất thế giới, lại vô cùng coi trọng việc đọc sách. Họ luôn dạy con mình đọc sách và cho con một tủ sách riêng ngay từ nhỏ. Muốn nâng cao tầm nhìn và kỹ năng bản thân, hãy đọc sách kết hợp với tìm tòi khám phá. Đây là những điều không thể bỏ qua nếu bạn muốn phát triển tương lai của mình.
5. Nếu chỉ chờ đợi, thứ bạn nhận được là tuổi già của bản thân
Nhiều người cho rằng, mình chưa thành công là vì thiếu cơ hội, do đó họ cứ để mặc thời gian trôi đi, chỉ thảnh thơi ngồi chờ cơ hội đến. Tuy nhiên, chờ đợi mà không làm gì chính là khởi nguồn của thất bại. Trong cuộc sống, không thiếu người chỉ mãi há miệng chờ sung và luôn đặt hy vọng vào người khác như vậy. Họ quên mất rằng, nếu cứ chờ đợi mãi như vậy, thứ duy nhất bạn nhận được là tuổi già.
Một cuộc sống tốt đẹp không bao giờ là chờ đợi, mà ta phải chăm chỉ, cần cù và hết mình vì tương lai. Chỉ có hành động mới là khởi đầu của thành công. Nếu bạn chưa có cơ hội, hãy cố gắng làm việc để tạo ra cơ hội cho chính mình.
6. Phải ở cùng sói mới học được cách săn mồi, phải tiếp xúc với người ưu tú thì mới khiến bạn trở nên xuất sắc
Có câu rằng: “Một người ngày ngày khen ngợi chưa chắc đã là bạn tốt của chúng ta.” Không phải cứ được khen ngợi là tốt, đôi khi những lời chỉ trích mới là thứ giúp bạn thành công.
Những lời ngon tiếng ngọt có thể khiến bạn lơ là, mất cảnh giác. Những cuộc vui tối ngày có thể khiến bạn trở nên lười biếng, không biết cải thiện.
Ngược lại, kết thân với người cùng chí hướng, ta sẽ tìm được cảm hứng và năng lượng tích cực. Đó mới là con đường để có thể phát triển cùng nhau, chứ không phải kéo nhau đi xuống.
7. Có 3 thứ mà dù giàu hay nghèo, người khác cũng không thể cướp được từ bạn
Quan điểm của người Do Thái chính là: Trên đời có ba thứ mà người khác không thể lấy đi, một là đồ ăn nằm trong bụng, hai là ước mơ nằm trong tim, ba là tri thức nằm trong đầu. Thức ăn sẽ cung cấp dinh dưỡng nuôi cơ thể, ước mơ sẽ cung cấp dũng khí nuôi tâm hồn, và sách sẽ cung cấp vốn liếng nuôi tư duy.
Dù giàu hay nghèo, chúng ta cũng luôn có được 3 loại của cải đắt giá đó. Quan trọng là cách mỗi người sử dụng chúng như thế nào.
Tận dụng tốt những nguồn của cải này, bạn có thể trở thành những người dũng cảm theo đuổi ước mơ, khát vọng cải thiện cuộc sống và sống theo cách mà bản thân mong muốn.