Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép sản xuất phân bón Mới 2022

Điều kiện và trình tự thủ tục cấp giấy phép sản xuất phân bón

Thái Nguyên Sắp Có Nhà Máy Sản Xuất Phân Hữu Cơ Chuyên Nghiệp Đầu Tiên
Sự Thật làm Đất Nhân Tạo, Đất Công Thức từ Chất Thải Nông Nghiệp
Nhà Máy Sản Xuất Đất Sạch Tribat Tại Hải Dương Tuyển Đại Lý, NPP
SECO Xuất Khẩu Dây Chuyền Đóng Bao Phân Bón Hữu Cơ đi LÀO
Nhà Máy Phân Bón Hữu Cơ Hà Giang Bắt Đầu Tuyển Đại Lý Cấp 1

Sản xuất, buôn bán phân bón là gì? Điều kiện sản xuất phân bón là gì? Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón? Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón?

 

Sản xuất, buôn bán phân bón là gì? Điều kiện sản xuất phân bón là gì? Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón? Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón?

 

Những năm gần đây, ngành sản xuất phân bón của Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, về cơ bản thì Việt Nam đã chủ động được nguồn cung trong nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Ta nhận thấy, ngành sản xuất phân là ngành nghề yêu cầu điều kiện riêng, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh lĩnh vực này cần xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc buôn bán phân bón.

1. Sản xuất, buôn bán phân bón là gì?

Phân bón được biết đến chính là các thành phần dinh dưỡng được con người cung cấp cho cây trồng thông qua rễ hoặc lá giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, nâng cao năng suất. Phân bón cũng chính là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để nhằm mục đích có thể tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

Sản xuất phân bón được hiểu cơ bản chính là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động cụ thể như phối trộn, pha chế, nghiền, sàng, sơ chế, ủ, lên men, chiết xuất, tái chế, làm khô, làm ẩm, tạo hạt, đóng gói và hoạt động khác thông qua quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học để tạo ra sản phẩm phân bón.

Buôn bán phân bón được hiểu cơ bản chính là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động cụ thể như chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa phân bón vào lưu thông.

2. Điều kiện sản xuất phân bón là gì?

Theo quy định tại Điều 41 Luật trồng trọt và hướng dẫn tại Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì ta nhận thấy, các điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:

– Thứ nhất, Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

– Thứ hai, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất. Cụ thể: Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng.

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón. Cụ thể: Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất. Cụ thể: Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng. Cụ thể: Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt.

+ Chủ thể là người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Cần lưu ý rằng giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn là 05 năm và được cấp lại.

Ta nhận thấy, sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng chịu tác động của rất nhiều yếu tố như đất đai, thời tiết, nước tưới, sâu bệnh, giống,… thì phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định. Chính vì thế mà các điều kiện sản xuất phân bón cũng cần nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng của phân bón.

3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón:

Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính Phủ. Theo đó:

– Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.

– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.

Bên cạnh đó thì các cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) phải đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ngay sau khi cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận.

4. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón:

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.

– Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.

– Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.

– Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.

Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón được quy định như sau:

– Trình tự cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:

+ Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền  nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 Luật Trồng trọt và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.

Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính Phủ. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón được quy định cụ thể như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.

Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính Phủ. Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:

Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 1, 4 và 5 Điều 16 Nghị định 84/2019/NĐ-CP này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 84/2019/NĐ-CP này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 và 3 Điều 16 Nghị định 84/2019/NĐ-CP này.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp lại theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.

Phân bón giúp tăng năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Phân bón có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong đời sống con người nên điều kiện và trình tự thủ tục cấp giấy phép sản xuất phân bón cũng có ý nghĩa to lớn và cần được quan tâm.

LUẬT DƯƠNG GIA./

Fanpage facebook