Đua nhau Phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam

Đua nhau Phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam

30 Cách sử dụng phần mềm AI kiếm tiền Online Thời Nay
Cách Bói Bài Tây Linh Nghiệm Ít Người Biết
25 Nghề Có Thể Kiếm Lợi Nhuận 10 Triệu Mỗi Ngày
Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An

Tại Việt Nam, ước tính tổng lượng phụ phẩm trong nông nghiệp là gần 160 triệu tấn. Trong đó, hơn một nửa là phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt; gần 40% là chất thải gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi, còn lại là phụ phẩm từ ngành lâm nghiệp và thủy sản

Nếu chúng ta biết tận dụng và xử lý chế biến tốt nguồn phụ phẩm thành nguồn tài nguyên trong nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), đây có thể trở thành ngành hàng mang lại giá trị hàng tỷ đôla.

 

“Mỏ vàng” chưa khai phá

Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA), tổng sản lượng nhiên liệu sinh học sản xuất từ sinh khối của Việt Nam ước tính là 861pj/năm, trong đó có khoảng 508pj/năm từ tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp. Nếu được tận dụng tốt, năng lượng sinh khối có khả năng đáp ứng 50% lượng nhiên liệu sử dụng của Việt Nam vào năm 2050. Bên cạnh đó, phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu để tận dụng làm phân bón hữu cơ, vật liệu bón cho đất và cây trồng, sử dụng để chế tạo đệm lót sinh học, làm giá thể trồng nấm, rau an toàn.

Theo Bộ NN&PTNT, chăn nuôi tuần hoàn tái sử dụng chất thải đóng vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm chi phí cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng KTTH (kinh tế tuần hoàn) được triển khai hiệu quả như: Mô hình vườn - ao - chuồng, vườn - ao - chuồng - biogas, rừng - vườn - ao - chuồng; mô hình “lúa, tôm”, “lúa, cá”; mô hình trồng lúa - trồng nấm - sản xuất phân hữu cơ - trồng cây ăn quả; mô hình sản xuất phân hữu cơ từ chất thải nông nghiệp; mô hình sản xuất tổng hợp bò - trùn quế - cỏ/ngô - gia súc, gia cầm - cá; mô hình chăn nuôi sinh an toàn sinh học 4F (trồng trọt - thực phẩm - chăn nuôi - phân bón); mô hình vòng tuần hoàn xanh trong các trang trại bò sữa; mô hình nuôi thủy sản với công nghệ tuần hoàn nước.

Mặc dù các kỹ thuật tận dụng, quay vòng chất thải chăn nuôi hiện nay của Việt Nam còn nhiều hạn chế nhưng đã góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

tr6.jpg
Hằng năm, sản xuất nông nghiệp thải ra môi trường lượng lớn phế phẩm.

Cần hoàn thiện khung pháp lý

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc áp dụng các mô hình KTTH trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân về NNTH chưa đầy đủ. Đồng thời, chưa tạo động lực phát triển KTTH trong nông nghiệp. Năng lực tái chế, tái sử dụng phụ, phế phẩm nông nghiệp còn hạn chế và chưa có hành lang pháp lý, thiếu hướng dẫn và tiêu chuẩn hóa cho triển khai KTTH trong nông nghiệp.

Để vượt qua các rào cản và khắc phục những khó khăn trên đây, GS.TS Trần Đức Viên - Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, thời gian tới, Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý về thực hiện KTTH nói chung và NNTH nói riêng. Trong đó, cần thiết ban hành Chiến lược/Kế hoạch riêng cho thực hiện KTTH quốc gia để các bộ, ngành, địa phương có thể căn cứ vào đó xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện KTTH riêng cho lĩnh vực và địa phương của mình.

Bên cạnh đó, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá các nội dung của NNTH, biên soạn các tài liệu hướng dẫn, thực hành NNTH để hướng dẫn cán bộ khuyến nông và người dân triển khai. Xây dựng cơ chế khuyến khích và thúc đẩy thực hiện NNTH. Tập trung xây dựng thị trường cho các vật liệu và sản phẩm NNTH; xây dựng quy chế tài chính hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp tham gia NNTH. Thực hiện tốt công tác tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tuần hoàn.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, trước mắt, Bộ giao Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới và các đơn vị chức năng của Bộ xây dựng các chương trình lồng ghép vào kế hoạch sản xuất, các chương trình chuyển giao khoa học công nghệ liên quan đến nông nghiệp hữu cơ, NNTH đến các hộ sản xuất, trang trại, tổ hợp tác, HTX và các doanh nghiệp.

Trên cơ sở xuất phát từ yêu cầu sản xuất và từ kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn, Bộ sẽ nghiên cứu tham mưu đề xuất Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy KTTH trong nông nghiệp, trong đó có các giải pháp liên quan đến sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp và nguồn tài nguyên tái tạo.

Trong lĩnh vực thủy sản, có nhiều công ty chế biến phụ phẩm thành mặt hàng có giá trị cao. Điển hình như Công ty CP Vĩnh Hoàn ở tỉnh Đồng Tháp, Công ty cổ phần Việt Nam Food (VNF), Công ty cổ phần Sao Mai... đã đầu tư công nghệ hiện đại chế biến từ phụ phẩm thủy sản thành bọt cá - nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi, collagen và gelatin từ da cá tra, snack da cá tra, dầu ăn từ mỡ cá tra, đạm thủy phân từ cá tra...

Hiện nay, ngành chế biến phụ phẩm thủy sản ở nước ta mới đạt khoảng 275 triệu USD năm 2020, nhưng nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm gần 1 triệu tấn của ngành thủy sản bằng các công nghệ cao thì có thể thu về từ 4 - 5 tỷ USD.

Fanpage facebook