Giá ure liên tục sụt giảm, đà đi xuống có tiếp diễn?

Giá ure liên tục sụt giảm, đà đi xuống có tiếp diễn?

Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An
Canada: Saskatchewan muốn hợp tác với Việt Nam khai thác đất hiếm
Nước ngoài dùng 'bột lạ' làm bò tăng 100kg/tháng trước khi đưa về Việt Nam
Đa dạng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

ngày 19/8, giá ure Ninh Bình là 14.100 đồng/kg, thấp hơn đầu năm khoảng 15%. Sản phẩm của Phú Mỹ là 14.300 đồng/kg, thấp hơn đầu năm khoảng 18%.

Theo báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), giá ure thế giới tạo đỉnh hồi cuối tháng 3 và bước vào giai đoạn điều chỉnh. Ngày 30/6, ure giao dịch quanh ngưỡng 515 USD/tấn, giảm 12% so thời điểm trước đó một tháng, hạ 34% so với đầu năm.

Trong nước, các diễn biến cũng tương tự thế giới. Sau khi tạo đỉnh vào tháng 4, giá nội địa duy trì xu hướng giảm. Giá cuối tháng 6 là 14.600 đồng/kg, giảm 20% từ đỉnh, 9,3% so với tháng trước đó và 15% so với đầu năm. Tuy nhiên, mức thấp cuối tháng 6 vẫn cao hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình nửa đầu năm là 16.900 đồng/kg, cao hơn 45% so với trung bình năm 2021.

new-project-16-2113-1660912696.jpg

Giá trung bình các loại phân bón theo thời gian. Nguồn: BSC

Theo Binhdien.com, ngày 19/8, giá ure Ninh Bình là 14.100 đồng/kg, thấp hơn đầu năm khoảng 15%. Sản phẩm của Phú Mỹ là 14.300 đồng/kg, thấp hơn đầu năm khoảng 18%.

new-project-1738-9061-1660912696.jpg

Diễn biến giá các loại ure. Nguồn: Binhdien.com

Lý do giá giảm mà BSC đưa ra là Trung Quốc nới lỏng chính sách cho phép xuất khẩu bón trở lại khi cao điểm mùa vụ tại Trung Quốc đã qua. Bên cạnh đó, Nga không áp hạn ngạch hạn chế xuất khẩu trong tháng 6 đồng thời quốc gia này đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ và Nam Mỹ với giá bán thấp hơn 30% mặt bằng giá thế giới. 

Thị trường trong nước cũng theo xu hướng thế giới. Ngoài ra, nhu cầu phân bón nội địa sụt giảm trong quý II do giá lương thực (giá gạo) neo ở mức thấp so với cùng kỳ năm trước. Mùa cao điểm phân bón vụ hè thu trong tháng 4-5 khiến nông dân giảm lượng cho cây trồng.

Cụ thể, giá gạo liên tục giảm và tạo đáy vào hồi cuối tháng 3 đầu tháng 4, khoảng 384 USD/tấn trong khi đó ure tạo đỉnh vào tháng 4, khoảng 930 USD/tấn. Điều này khiến nông dân bỏ lúa do không có lợi nhuận, nhất là người trồng lúa thuê đã trả đất cho chủ ruộng.

SSI Research: Giá ure sẽ tăng trở lại trong quý IV nhưng khó đạt đỉnh như hồi tháng 3

Theo báo cáo mới đây của SSI Research, lệnh cấm xuất khẩu ure của Trung Quốc được dỡ bỏ vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, do lo ngại về khả năng tiếp tục phong tỏa tại Trung Quốc, các chuyên gia của SSI Research cho rằng Trung Quốc sẽ hạn chế xuất khẩu loại phân bón này. Trong khi đó, Nga tiếp tục áp hạn ngạch xuất khẩu đối với loại phân bón này từ tháng 7 đến tháng 12 năm nay, nhưng với mức hạn ngạch lớn hơn (8,3 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 12 năm nay so với 5,9 triệu trong giai đoạn tháng 12/2021- 5/2022). Do đó, SSI Reseach kỳ vọng xuất khẩu sẽ tăng từ tháng 7/2022.

Về nhu cầu, các chuyên gia cho rằng do quý III là mùa thấp điểm của ngành trồng trọt nên dự báo giá sẽ tiếp tục giảm trong quý này nhưng sẽ tăng trở lại vào quý IV khi vụ đông xuân bắt đầu. Tuy nhiên, giá sẽ khó quay trở lại mức đỉnh được thiết lập vào tháng 3 trừ khi giá nguyên liệu khí, than phục hồi trở lại.

Với giả định giá ure tiếp tục giảm so với mức đỉnh, SSI Research ước tính giá bán bình quân năm 2022 là 14.600 đồng/kg (tăng 38% so với cùng kỳ), giá bán hiện tại là 14.500 đồng/kg (tăng 67% so với cùng kỳ) và giá bán bình quân trong quý I là 17.153 đồng/kg (tăng 151% so với cùng kỳ). 

Phía BSC kỳ vọng giá gạo trong nửa cuối năm nay sẽ được hỗ trợ bởi việc Ukraine không xuất khẩu lúa mì do xung đột Nga - Ukraine khiến giá các loại ngũ cốc, lương thực cao khiến khách hàng chuyển sang mua gạo của các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu thu mua gạo dự trữ của nhiều quốc gia tăng cao trước lo ngại cuộc xung đột Nga – Ukraine khiến giá lương thực tăng phi mã. Với kỳ vọng giá gạo cải thiện, BSC dự kiến giá gạo phục hồi sẽ thúc đẩy diện tích gieo cấy lúa vụ đông xuân (vụ chính trong năm) và hỗ trợ cho nhu cầu phân bón, đặc biệt là ure.

Trong bài trả lời phỏng vấn trên Worldbank.org, ông Alzbeta Klein, Giám đốc Hiệp hội Phân bón Thế giới, nhận định trong nửa cuối năm nay, thị trường thế giới không có dấu hiệu đi xuống. Trong tài liệu Triển vọng thị trường hàng hóa mà Hiệp hội này xuất bản, giá phân bón năm nay được dự báo cao hơn 70% so với năm ngoái. "Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ có sự điều chỉnh trong năm tới, tuy nhiên, mức giảm sẽ ít. Lý do khiến chúng tôi cho rằng giá sẽ vẫn ở mức cao vì liên quan đến năng lượng cao, gây áp lực lên thị trường. Trong ngắn hạn và trung hạn (ít nhất trong 2 năm tới), giá sẽ vẫn ở mức cao", ông Klein nói.

Fanpage facebook