Giải bài toán ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

Giải bài toán ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

30 Cách sử dụng phần mềm AI kiếm tiền Online Thời Nay
Cách Bói Bài Tây Linh Nghiệm Ít Người Biết
25 Nghề Có Thể Kiếm Lợi Nhuận 10 Triệu Mỗi Ngày
Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An

Phần lớn các trang trại chăn nuôi lợn đang áp dụng các quy trình chăn nuôi sử dụng rất nhiều nước để làm mát, vệ sinh chuồng trại. Giải bài toán ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ???

Nước thải, chất thải rắn trong chăn nuôi

Đối với chăn nuôi trâu, bò chủ yếu là nuôi bán công nghiệp, tận dụng thức ăn tự nhiên nên việc gây ô nhiễm không nhiều, còn chăn nuôi gà chủ yếu dùng đệm lót sinh học nên cơ bản không gây ô nhiễm nguồn nước. Trong chăn nuôi, ô nhiễm nước thải chủ yếu phát từ sản xuất chăn nuôi lợn. Theo tính toán của các nhà khoa học, chăn nuôi lợn thải bình quân ra môi trường khoảng 24 lít/con/ngày. Như vậy đối với Hà Nội, cả năm có trên 422 triệu lít nước thải chăn nuôi lợn thải ra môi trường.

Phần lớn các trang trại chăn nuôi lợn đang áp dụng các quy trình chăn nuôi sử dụng rất nhiều nước để làm mát, vệ sinh chuồng trại. Chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn (nước + nước giải + phân vụn) xả thẳng ra môi trường hoặc qua hệ thống hầm khí sinh học (biogas), một số ít cơ sở có hệ thống hồ lắng, hồ sinh học để lọc sạch nước thải chăn nuôi trước khi xả ra môi trường.

 

 

Mặc dù các hầm khí sinh học (biogas) được xây dựng theo đúng quy chuẩn, tuy nhiên hệ thống này chỉ phát huy đối với các cơ sở chăn nuôi dưới 100 con thì chất lượng nước xả thải cơ bản đáp ứng theo quy định. Đối với chăn nuôi từ 100 con trở lên, đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi lớn, tập trung từ hàng nghìn con trở lên đang gây quá tải cho hệ thống xử lý biogas chất lượng nước thải ra môi trường không đảm bảo, đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Với số lượng chăn nuôi ở Hà Nội hiện nay, tổng lượng chất thải rắn thải ra từ chăn nuôi gia súc khoảng trên 2,5 triệu tấn/năm, lượng chất thải rắn thải ra từ chăn nuôi gia cầm khoảng trên 600 nghìn tấn/năm. Nhìn chung, ô nhiễm chất thải rắn trong chăn nuôi ở Hà Nội chưa phải là vấn đề nghiêm trọng do các cơ sở chăn nuôi đang sử dụng các biện pháp như ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi; công nghệ ủ phân sinh học; sử dụng chất thải chăn nuôi để nuôi trùn quế, ấu trùng ruồi lính đen… tạo ra nguồn phân bón chất lượng cao, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên hiện vẫn còn một số cơ sở trang trại và người dân xử lý ủ phân chưa đúng quy trình hoặc sử dụng phân tươi để bón trực tiếp cho cây trồng không những tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cây trồng phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nông sản mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước, chất lượng không khí, đó cũng là những tác nhân tham góp gây ô nhiễm môi trường hiện nay.

Cách xử lý chất thải

Hiện nay một số đề tài xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi như mô hình ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý ô nhiễm môi trường đang được công ty CP công nghệ xanh SHB Việt Nam (- Máy Phân Bón SHB) áp dụng triệt để vào những trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, hay chất thải sinh hoạt công nghiệp. Sử dụng dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh SHB được nghiên cứu thiết kế, chế tạo tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ để đạt hiệu quả 100% thống số đã đề ra.

 

day-chuyen-phan-bon-huu-co

 

Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chuồng trại của SHB dùng hệ thống máy móc hiện đại nhưng lại có quy trình vận hành đơn giản dành cho công nhân bậc thấp cũng dễ dàng vận hành, từ đó hệ thống ổn định.

Kết quả đã xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường của chất thải trong chăn nuôi và phế phụ phẩm trong nông nghiệp, tạo ra lượng phân bón hữu cơ cao cấp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Fanpage facebook