Hiệu quả từ trồng cây ăn quả hữu cơ

Hiệu quả từ trồng cây ăn quả hữu cơ

Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An
Canada: Saskatchewan muốn hợp tác với Việt Nam khai thác đất hiếm
Nước ngoài dùng 'bột lạ' làm bò tăng 100kg/tháng trước khi đưa về Việt Nam
Đa dạng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

(HNM) - Nhằm nâng cao chất lượng cây ăn quả, đặc biệt là đặc sản bưởi Diễn của Hà Nội, năm 2021, ngành Nông nghiệp thành phố Hà Nội xây dựng thành công 4 mô hình trồng bưởi Diễn đạt tiêu chuẩn hữu cơ tại 4 địa phương, làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn thành phố. 

Vùng bưởi tại xã Yên Sở (huyện Hoài Đức) được chăm sóc đặc biệt, tuân thủ nghiêm quy trình hữu cơ, các hộ dân đều phấn khởi với kết quả đạt được. Bà Trần Thị Dần ở đội 8, xã Yên Sở (một trong những hộ dân tham gia mô hình trồng bưởi Diễn đạt tiêu chuẩn hữu cơ của ngành Nông nghiệp) chia sẻ, mặc dù chưa tới kỳ thu hoạch, nhưng 100% sản lượng bưởi của gia đình đã có khách đặt, giá vẫn đạt quanh mốc 30.000-35.000 đồng/quả, trong khi các vùng bưởi khác chỉ đạt khoảng 20.000 đồng/quả.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Yên Sở huyện Hoài Đức Trần Hữu Tâm cho biết, được sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp, năm 2021, vùng bưởi của xã có 1,1ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ, chất lượng tốt, quả đều, vàng bóng, mỏng vỏ. Toàn bộ vùng bưởi khi tham gia mô hình trồng hữu cơ được cấp phân bón, túi bọc quả... Đặc biệt là các loại Phân hữu cơ sau:

Phân Gà Tuyết: Hữu cơ gần 60%, không pha trộn than bùn đất đá cát, ủ bằng công nghệ Nhật Bản nên rất an toàn

Phân Gà Ủ Hoai

Phân Gà Khô

Phân Gà Viên Nén

 

Tương tự, tại xã Nam Phương Tiến - vùng bưởi nổi tiếng của huyện Chương Mỹ với hơn 100ha trồng tập trung, để xây dựng thương hiệu gắn với tiêu thụ sản phẩm, tiến tới xuất khẩu, địa phương tích cực xây dựng các mô hình trồng bưởi hữu cơ. Năm 2021, địa phương được Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội hỗ trợ mô hình trồng bưởi đạt tiêu chuẩn hữu cơ, quy mô 2,5ha.

Về hiệu quả mô hình này, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến Nguyễn Văn Thắng nhận xét: “Trồng cây ăn quả đạt chuẩn hữu cơ giúp người dân thay đổi tư duy trong sản xuất, sản phẩm đạt chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Phần lớn sản phẩm cây ăn quả ở Nam Phương Tiến có đầu ra tương đối ổn định, riêng các mô hình trồng cây ăn quả đạt tiêu chuẩn hữu cơ được thương lái đặt hàng, vào tận vườn thu hái nên người dân yên tâm mở rộng mô hình”.

Trong năm 2021, Trung tâm Phát triển nông nghiệp (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã xây dựng mô hình trồng bưởi hữu cơ tại 4 xã: Vân Hà (huyện Phúc Thọ); Yên Sở, Cát Quế (huyện Hoài Đức); Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ). Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50% phân hữu cơ, bột đậu tương, túi bao quả; được hỗ trợ 100% chi phí tập huấn, giám sát và cấp chứng nhận hữu cơ; được chuyển giao kỹ thuật mới về cắt tỉa, thụ phấn bổ sung, sử dụng túi bao quả để nâng cao chất lượng, mẫu mã quả. Với chất lượng, năng suất quả bưởi vượt trội, mô hình được người dân và địa phương phấn khởi đón nhận.

Theo Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hoàng Thị Hòa, Hà Nội đang tập trung xây dựng các vùng cây ăn quả đạt chất lượng cao, mang tính đặc sản, phục vụ thị trường nội đô, hướng tới xuất khẩu. Trong đó, mô hình cây ăn quả hữu cơ đòi hỏi công phu, cần thời gian dài tuân thủ quy trình VietGAP, được tập huấn kỹ thuật bài bản, song bù lại, hiệu quả mô hình đạt khá cao, tăng từ 20% trở lên so với phương pháp canh tác khác.

Fanpage facebook