Hướng dẫn Nông dân nuôi Bò Lai cho thu nhập ổn định

Hướng dẫn Nông dân nuôi Bò Lai cho thu nhập ổn định

Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An
Canada: Saskatchewan muốn hợp tác với Việt Nam khai thác đất hiếm
Nước ngoài dùng 'bột lạ' làm bò tăng 100kg/tháng trước khi đưa về Việt Nam
Đa dạng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

(BNEWS) Chương trình nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đã mang lại hiệu quả kinh tế cho Kon Tum.

 
Bê con (nhỏ) lai từ giống bò Brahman của người dân tại Kon Tum có trọng lượng hơn 50 kg sau 2 tháng kể từ khi sinh. Ảnh: Dư Toán – TTXVN.

Là một tỉnh miền núi ở phía Bắc của khu vực Tây Nguyên, có diện tích đất tự nhiên rộng lớn, thế mạnh trong phát triển kinh tế của Kon Tum là nông nghiệp. Song song với trồng trọt, chăn nuôi cũng mang đến lợi ích kinh tế lớn cho người nông dân; trong đó được xem là vật nuôi mang lại nguồn thu nhập ổn định trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, việc chăn nuôi bò cỏ không mang lại giá trị kinh tế cao, nên từ năm 2015, ngành nông nghiệp tỉnh đã thực hiện phương án nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Nhờ đó, tỉnh tạo ra khoảng 5.000 con bò lai, mang về nguồn thu nhập gấp 2 – 3 lần cho người chăn nuôi so với các giống bò cỏ đơn thuần.

 

>>> Rất nhiều Trang trại nuôi bò lớn nhưng ít người để ý tìm hiểu và đầu tư Giải pháp Tận thu Xử lý chất thải chuồng trại nhằm bảo vệ môi trường, gia tăng thu nhập bền vững. Trong đó không thể thiết 1 hoặc tất cả các loại máy dây chuyền sau:

Dây chuyền sản xuất Phân hữu cơ

Máy sản xuất Phân hữu cơ

Máy nghiền Phân bón

Máy trộn Phân bón

Máy ủ Phân bón hữu cơ

Máy tái chế Rác hữu cơ

Cân đóng bao

Băng tải nâng hạ 


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum giao cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện thụ tinh nhân tạo lai giống bò Brahman cho bà con nhân dân tại thành phố Kon Tum và các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Đăk Tô, Sa Thầy, Ngọc Hồi và Đăk Glei.
Bà Hoàng Thị Thu Lan, thôn 2, xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum cho biết, gia đình đã nuôi bò từ hơn 10 năm nay. Trước đây, bà nuôi bò cỏ (bò vàng Việt Nam) thì con bò nhỏ lại lâu lớn. Tuy nhiên, từ năm 2016, được sự hướng dẫn và hỗ trợ của cán bộ thú y xã, gia đình bà bắt đầu lai tạo và nuôi bò lang trắng xanh Bỉ (bò BBB); đồng thời, trồng khoảng 0,3 ha cỏ voi để cung cấp cho bò. Nhờ chuyển sang nuôi bò lai, thu nhập của gia đình đã tăng gấp 2,5 lần so với trước kia.

 
Các giống bò lang trắng xanh Bỉ (BBB), Brahman hay Droughtmaster được người dân tại Kon Tum ưa chuộng lai tạo bởi trọng lượng lớn, cho giá trị kinh tế cao. Ảnh: Dư Toán – TTXVN.

Một con bò cỏ nếu nuôi một năm chỉ bán được khoảng 12 – 13 triệu đồng, còn bò BBB lớn rất nhanh, chỉ trong một năm có thể bán được 40 triệu đồng. Mỗi năm gia đình bà Lan bán được từ 4 – 5 con bò, trừ khoảng 25% chi phí thì thu về trên 120 triệu đồng. Ngoài ra, phân bò được dùng để ủ bón cho 3ha cao su nên cây tốt, cho độ mủ cao, bán được giá hơn trước
Trong khi đó, ông Đặng Ngọc Cường, thôn 6, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum cho rằng, việc quyết định chuyển đổi từ nuôi bò cỏ sang bò lai Brahman của gia đình là đúng đắn và mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nuôi bò được 20 năm, song trước kia, ông Cường chỉ nuôi bò cỏ, mang lại giá trị thấp. Năm 2017, ông bắt đầu nuôi bò lai giống Brahman, nên thu nhập của gia đình đã tăng lên.
Nuôi bò lai không quá khó khăn và tốn kém, tương tự như bò cỏ, song lớn nhanh hơn và bán được giá hơn. Một con bò lai 2 tháng tuổi bán được khoảng 15 triệu, nhưng bò cỏ chỉ được khoảng 3 – 4 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, gia đình đã bán được 4 con bò lai Brahman, thu về gần 100 triệu đồng, cao hơn nhiều so với bò cỏ - ông Cường cho hay.
Không chỉ mang lại giá trị, lợi nhuận kinh tế cao, việc chuyển sang nuôi bò lai cũng góp phần giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi phương thức chăn nuôi, từ thả rông sang nuôi nhốt. Điều này giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm các loại bệnh trên gia súc hiện nay như tụ huyết trùng, viêm da nổi cục hay lở mồm long móng.
Anh A Phương, thôn 8, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum cho biết, trước đây nuôi bò cỏ thuần, phải chăn thả ngoài đồng. Cuối năm 2019, anh được cán bộ thú y xã hướng dẫn và thụ tinh nhân tạo lai giống bò Brahman thông qua bò mẹ là bò cỏ. Bê con được sinh ra to, đẹp hơn nhiều so với giống bò cỏ. Vừa qua, sau khoảng 7 tháng nuôi nhốt, anh bán bê con được 25 triệu đồng, lợi nhuận cao hơn nhiều so với trước kia.
Cán bộ thú y cũng hướng dẫn nuôi nhốt chứ không chăn thả rông như trước nữa để tránh ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh nhân tạo. Nhờ vậy, giữa năm 2021, trên địa bàn xã xảy ra dịch bệnh viêm da nổi cục nhưng đàn bò của gia đình vẫn khoẻ mạnh. Số tiền bán bò anh dùng để mua trang thiết bị, vật dụng trong gia đình và mua thêm bò sinh sản để phát triển đàn  - anh A Phương bộc bạch.
Ông Đoàn Bá Quyết, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum cho biết, phương án nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được ngành nông nghiệp tỉnh thực hiện từ năm 2015 đến hết năm 2020.

Với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng, dự án đã thực hiện phối giống cho hơn 4.000 con bò cái, cho ra đời trên 3.500 con bê lai giống Brahman. Ngoài ra, các cán bộ thú y cũng thực hiện lai tạo ra các giống bò khác như BBB hay Droughtmaster theo nhu cầu của hộ dân, đều cho chất lượng vượt trội.
Để thực hiện có hiệu quả phương án, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum đã phối hợp với chính quyền các huyện, thành phố tổ chức tập huấn, nâng cao tay nghề cho 27 cán bộ thú y (được gọi là dẫn tinh viên).

Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động các hộ dân tham gia phương án lai tạo bò thay đổi hình thức chăn nuôi, chuyển sang nuôi nhốt, không chăn thả theo phương pháp truyền thống; đồng thời, loại bỏ các con đực có ngoại hình nhỏ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng thụ tinh nhân tạo.
Theo đánh giá của ngành thú y tỉnh Kon Tum, phương án nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đã đem lại những hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của người dân, từ chăn nuôi nhỏ lẻ bằng các phương pháp nhân giống truyền thống sang áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, thụ tinh nhân tạo nên chất lượng đàn bò đã nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, trong số các hộ dân tham gia phương án, có không ít hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, nhờ tham gia phương án, các hộ dân này đã vươn lên thoát nghèo.
Tuy nhiên, ông Đoàn Bá Quyết cho rằng, hiện nay, nhiều hộ gia đình đang sử dụng bò mẹ là bò cỏ thuần chủng, có hình thể nhỏ, nhẹ cân, nên khi thụ tinh nhân tạo các giống bò lai thì bê con sẽ bị ảnh hưởng từ mẹ mà không thể có được chất lượng như mong muốn.

Vì vậy, để nâng cao giá trị từ bò lai, ngành thú y tỉnh cũng khuyến cáo bà con nông dân dần chuyển sang sử dụng bò mẹ là các giống bò lai. Qua đó, nâng cao chất lượng bê con, tăng giá trị kinh tế từ các giống bò lai.
"Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đang tiếp tục tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình, xin chủ trương để Ủy ban nhân dân tỉnh cho triển khai dự án trên diện rộng trong giai đoạn 2021 – 2025. Việc lai tạo ra các giống bò có chất lượng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới, để ngày càng nâng cao tỷ lệ bò lai trên tổng đàn hơn 83.000 con của tỉnh", ông Đoàn Bá Quyết nhấn mạnh./.

Fanpage facebook