Mẫu Lập Đề Án, Thuyết Minh Dự Án Đầu Tư Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón

Mẫu Lập Đề Án, Thuyết Minh Dự Án Đầu Tư Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón

Tại Sao Không Nên Đặt Gia Công Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ?
Hàm Lượng Muối Mặn NaCl Trong Phân Gà
Phân Bón Silic Là Gì?
Thuyết Minh Bài Toán Đầu Tư Xử Lý Tận Thu Bùn Thải Hữu Cơ
Thái Nguyên Sắp Có Nhà Máy Sản Xuất Phân Hữu Cơ Chuyên Nghiệp Đầu Tiên

Máy Phân Bón SECO tổng thầu trọn gói Dây chuyền công nghệ sản xuất Phân bón Hữu cơ Tân tiến nhất hiện nay. Năng suất cao, Chi phí sản xuất rẻ, Tiết kiệm nhân công.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC CÔNG NGHỆ CAO HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG

ĐỊA ĐIỂM XÃ: ĐẠO ĐỨC, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC & CN HAMINT VÀ CÔNG TY CPPT NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH

DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC CÔNG NGHỆ CAO HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG VỊ XUYÊN NĂM 2021

MỤC LUC

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ ................................ 

I. Giới thiệu chủ đầu tư ..........................................................................................................

II. Sự cần thiết đầu tư dự án ..................................................................................................

III. Cơ sở pháp lý .................................................................................................................

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỊ TRÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC XÂY DỰNG DỰ ÁN ................................................................................................ 

I. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................

II. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vùng dự án ................................................................ 

  1. Vị trí địa lý: ..................................................................................................................... 
  2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................
  3. Đất đai thổ nhưỡng ..........................................................................................................
  4. Khí hậu thủy văn .............................................................................................................
  5. III. ĐIỀU KIỆN DÂN SINH KINH TẾ VÙNG XÂY DỰNG DỰ ÁN .............................. 18 1. Dân số, dân tộc và lao động ............................................................................................. 18 2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ....................................................................................... 19 3. Về sản xuất lâm nghiệp .................................................................................................... 19 4. Về giao thông và cơ sở hạ tầng ........................................................................................ 19 CHƯƠNG III: PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ XÂY DỰNG DỰ ÁN ...................................... 20 1. Mục tiêu của dự án .......................................................................................................... 20 2. Vị trí dự án ....................................................................................................................... 20 3. Diện tích khu đất dự kiến đầu tư dự án ........................................................................... 20 4. Quy mô đầu tư quy mô nhà máy sản xuất phân hữa cơ vi sinh và chế phẩm sinh học công nghệ cao ...................................................................................................................... 20 5. Các công trình chính ........................................................................................................ 20 6. Quy mô diện tích ............................................................................................................. 24 CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ ............................................ 26 I. Quy trình kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ visinh .............................................................. 26 1. Thiết bị, dụng cụ .............................................................................................................. 26 2. Nguyên vật liệu ................................................................................................................ 26 3. Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học ....................................... 28 4. Quy trình kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học ......................... 31 4 5. Các hạng mục công trình, thiết bị cần đầu tư .................................................................. 33 II. Phương án tổ chức quản lý, kinh doanh của Công ty ..................................................... 38 1. Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty .................................................................................. 38 2. Đặc điểm tổ chức quản lí và hoạt động của Công ty ...................................................... 39 CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .................................................. 41 I. Đánh giá tác động môi trường .......................................................................................... 41 1. Giới thiệu chung .............................................................................................................. 41 2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường ............................................................... 41 3. Đối tượng, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường............................................... 41 II. Nguồn gây ra ô nhiễm ..................................................................................................... 44 1. Chất thải ........................................................................................................................... 44 2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường .................................................................................. 45 III. Kết luận .......................................................................................................................... 47 CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ................................................................. 48 1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ............................................................................................... 48 2. Nội dung tổng mức đầu tư ............................................................................................... 48 3. Tiến độ thực hiện dự án ................................................................................................... 49 4. Nguồn Vốn ...................................................................................................................... 49 5. Dự kiến lao động ............................................................................................................. 50 CHƯƠNG VII: HIỆU QUẢ KINH DOANH ..................................................................... 52 1. Hiệu quả kinh tế của Dự án ............................................................................................. 52 2. Hiệu quả về môi trường ................................................................................................... 52 3. Hiệu quả về xã hội ........................................................................................................... 52 4. Kết luận hiệu quả dự án ................................................................................................... 52 CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 54 I. KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 54 II. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................... 54 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Hạng mục đầu tư xây dựng .................................................................................. 24 Bảng 2:Nguyên vật liệu cho sản xuất ................................................................................ 26 Bảng 3:Nguyên liệu cho 1 lô sản xuất ............................................................................... 27 Bảng 4:Nguyên liệu cho 1 lô sản xuất ............................................................................... 28 Bảng 5:Một số tính chất của các loại hình nước thải theo ngành nghề công nghiệp . Error! Bookmark not defined. Bảng 6: Thành phần nước thải chứa kim loại ................... Error! Bookmark not defined. Bảng 7:Thành phần nước thải nhiễm dầu .......................... Error! Bookmark not defined. Bảng 8:Thành phần nước thải hấp thụ bụi sơn .................. Error! Bookmark not defined. Bảng 9:Thành phần nước thải khó phân hủy sinh học ...... Error! Bookmark not defined. Bảng 10:Thành phần nước thải khó phân hủy sinh học .... Error! Bookmark not defined. Bảng 11:Thành phần nước thải sinh hoạt .......................... Error! Bookmark not defined. Bảng 12:Các hạng mục công trình, thiết bị cần đầu tư ở trạm xử lý chất thải lỏng .......... 33 Bảng 13:Hiệu quả xử lý trong từng công đoạn của HTXLNT .......................................... 38 Bảng 14:Khái toán kinh phí dự án ..................................................................................... 49 Bảng 15:Chi phí lương, công ............................................................................................ 50 6 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Vị trí các lô đất .................................................................................................... 15 Sơ đồ 2: Tọa độ khu vực dự án đầu tư .............................................................................. 16 Sơ đồ 3:Quy trình kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh ................................................. 30 Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy ........................................ Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU Huyện Vị Xuyên nói riêng, tỉnh Hà Giang nói chung có vị trí rất quan trọng, là huyện Biên giới, có cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, cách trung tâm của Tỉnh và thành phố Hà Giang khoảng 20 km vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh kế của người dân và an ninh biêngiới. Với đặc điểm về địa hình đặc thù phức tạp, chia cắt mạnh. Độ cao trung bình trên 500 m so với mực nước biển, sông suối có độ dốc lớn tạo ra các tiểu vùng mang đặc điểm riêng biệt bao gồm tiểu vùng núi cao và tiểu vùng núi thấp, trung bình. Huyện vị xuyên có diện tích tự nhiên 147.840,9 ha. Diện tích rừng hiện có 101.718,3 ha, gồm 23.839,8 ha rừng đặc dụng; 24.138,5 ha rừng phòng hộ; 28.557,59 ha rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp và 53.740,0 ha rừng sản xuất. Dân số năm 2018 là 122.350 người, mật độ bình quân 83 người/km2, Vị Xuyên là nơi sinh sống của 15 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh, Nùng, Mông... Vị Xuyên là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Hà Giang, chiếm 18,2% tổng diện tích toàn tỉnh. Đây còn là đơn vị hành chính có dân số đông thứ 2 của tỉnh và có đóng góp kinh tế lớn thứ 3 cho Hà Giang. Vị Xuyên, là một có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống địa bà rộng đa phần là sống bằng nghề nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm phần lớn vì vậy lợi thế xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh ở đây cũng góp phần thu gom được một phần chất thải chăn nuôi của người dân đồng thời tạo ra được một lượng phân có chất lượng cao bán ra cho người dân sử dụng rất là thuận lợi cho bà con sử dụng có hiệu quả cao đối với cây trồng. Với chủ chương và nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh nhằm xử lý được nguồn gây ô nhiệm hàng ngày, đồng thời tạo ra được các sản phẩm khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của xãhội. Nhằm sản xuất phân hữu cơ trên địa bàn huyện Vị Xuyên nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung, Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ phối hợp đề xuất Dự án xây dựng nhà sản xuất phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học công nghệ cao huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang với mục tiêu xử lý lượng chất thải chăn nuôi hàng ngày thành phân hữu cơ vi sinh góp phần cải thiện môi trường và tăng thu nhập cho người dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Dự án gồm 8 phần: Phần I: Thông tin chung về dự án và chủ đầu tư Phần II: Khái quát vị trí điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực xây dựng dự án Phần III: Phương án thiết kế xây dựng. Phần IV: Phương án kỹ thuật công nghệ. 7 Phần V: Đánh giá tác động môi trường. Phần VI: Tổng mức đầu tư. Phần VII:. Hiệu quả kinh doanh Phần VIII: Kết luận, kiến nghị 8 CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ I. Giới thiệu chủ đầu tư 1. Tên dự án: DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC CÔNG NGHỆ CAO 2. Chủ đầu tư: 2.1 Chủ đầu tư thứ nhất: CÔNG TY CP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HAMINT Mã số thuế: 5100484593 Đại diện pháp luật: Cao Văn Quỳnh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở: Tổ 17, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 2.2. Chủ đầu tư thứ hai: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM Mã số thuế: 4601292139 Đại diện pháp luật: Phạm Đức Hạnh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở: Tổ 10, Xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 3. Địa điểm đầu tư: Khu công nghiệp Bình Vàng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 4. Quy mô dự án: Diện tích 4,0ha. 5. Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới 6. Thời gian đầu tư: 50năm 7. Tổng mức đầu tư: 60.000.000.000 VNĐ Trong đó:- Vốn góp của nhà đầu tư: 30.000.000.000 VNĐ - Vốn huy động ngân hàng, tổ chức tài chính và tín dụng: 30.000.000.000VNĐ II. Sự cần thiết đầu tư dự án Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu các loại nông sản chính như cà phê, lúa gạo, hồ tiêu, cao su…với sản lượng đứng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nông sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn trên thị trường, việc xuất khẩu bị gián đoạn và giá trị xuất khẩu liên tục giảm do chất lượng sản phẩm không đảm bảo với việc tồn dư lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật…vượt quá ngưỡng cho phép. Vì vậy, với việc lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian dài đã làm cho nông sản Việt ngày càng thất thế trên thị trường thế giới và còn có nguy cơ mất chỗ đứng ngay tại thị trường trong nước. Những năm gần đây, việc phát triển sản xuất 9 nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển với mức độ tập trung cao và được sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ. Do đó, việc sản xuất nông nghiệp sử dụng các sản phẩm phân bón có nguồn gốc hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học ngày càng được chú trọng và là xu hướng tất yếu của nông nghiệp. Đầu tư nhà máy sản xuất phân hữu vi sinh và chế phẩm sinh học công nghệ cao tại Vị Xuyên, Hà Giang là rất cần thiết xử lý được nguồn chất thải lớn ra môi trường đồng thời lại tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ cung cấp ra thị trường. Nhu cầu phân bón hữu cơ của huyện Vị Xuyên cao đa phần nhân dân ở đây là sản xuất NLN, nhu cầu cũng rất cần thị trường tiêu thụ rộng. Vì vậy Công ty Cổ phần khoa học và công nghệ HAMINT xây dựng DA nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học công nghệ cao tại huyện Vị Xuyên là rất cần thiết. Sử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng là tập quán truyền thống của nông dân Việt Nam. Tập quán này vẫn được duy trì, phát triển và có giá trị cho đến ngày nay theo tốc độ phát triển của ngành trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nông sản hàng hoá có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao. Vấn đề đặt ra là các nhà khoa học, nhà quản lý cần phải tiếp tục hoàn thiện các biện pháp sản xuất, chế biến, sử dụng và quản lý phân hữu cơ để đạt hiệu quả cao hơn, bao gồm cả nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón khoáng trên cơ sở bón phân cân đối hữu cơ - vô cơ để đạt được mục tiêu sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao theo hướng bền vững. Nông nghiệp thế kỷ 21 không phải là nền nông nghiệp sinh học mà là một nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng, nhiệm vụ của loài người là phải tạo ra một nền nông nghiệp thâm canh bền vững. Trong đó cùng với việc sử dụng tối thích phân khoáng, tái sử dụng tàn dư thực vật làm phân bón, giảm đến tối đa những chất phế thải và việc mất dinh dưỡng để không làm ô nhiễm môi sinh. Đồng thời phải làm cho đất phát huy tác dụng tích cực hơn, trở thành nơi đồng hóa chất thải, biến chất thải từ phân của gia súc thành nguồn chất dinh dưỡng; phụ phế phẩm nông nghiệp trở thành một phần của hệ thống sản xuất. Trong những thập kỉ gần đây, vì nhiều lý do, việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ giảm mạnh, thay vào đó sử dụng phân bón hóa học tràn lan để "kích" cây tăng trưởng nhanh, tăng năng suất trong thời gian ngắn đã tàn phá môi trường đất và nước, giảm chất lượng nông sản (giảm 75% số lượng các vi chất khoáng trong nông sản), gây hại đến sức khỏe nông dân và người tiêu thụ nông sản. Nông nghiệp thế kỷ 21 là nền nông nghiệp sinhthái, nông nghiệp sạch và bền vững nhằm vừa đáp ứng nhu cầu lương thực - thực phẩm ngày càng tăng, vừa giảm tối đa chất thải, mất dinh dưỡng, đồng thời không làm ô nhiễm môi sinh. Vì vậy, các nhà khoa học, nhà sản xuất (và cả nông dân) cần phải hoàn thiện các biện pháp sản xuất, chế biến, xử lý và sử dụng phân hữu cơ để tăng năng suất, chất lượng nông sản, xây dựng môi trường xanh- sạch - đẹp, không gây tác động xấu đến sức khỏe con người. Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những 10 chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau. Nhận thấy nhu cầu của xã hội, sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế và kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất phân hữu cơ, CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HAMINT VÀ CÔNG TY CPPT NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM chúng tôi quyết định nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC CÔNG NGHỆ CAO là một cơ sở sản xuất với các thiết bị hiện đại, công suất cao được nhập khẩu từ các nước phát triển. tại tỉnh Hà Giang, một nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố để sản xuất và kinh doanh mặt hàng phân vi sinh cho sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững. Nhà máy sau đầu tư của chúng tôi hứa hẹn sẽ là một nhà máy nghiên cứu ứng dụng lớn nhất, hiện đại nhất khu vực Đông Bắc Bộ, bằng việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay để cung cấp các sản phẩm cho nông nghiệp sạch. Từ đó chúng tôi tin tưởng rằng không bao lâu nữa nhân dân Việt Nam sẽ được hưởng thụ các loại rau củ quả tốt nhất, thay thế các sản phẩm nhập khẩu người tiêu dùng đang phải mua với giá cao. Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá tri ṭổng sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao,tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng dự án đầu tư NHÀ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC CÔNG NGHỆ CAO là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay. III. Cơ sở pháp lý - Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội; - Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam; - Căn cứ Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam; - Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Căn cứ Luật số: 72/2020/QH14 luật bảo vệ Môi Trường của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Ngày 17/11/2020. - Căn cứ Luật số: 07/2017/QH14 Luật Chuyén giao công nghệ của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Căn cứ Luật số: 31/2018/QH14 luật trồng trọt của Quốc Hội nước CHXHCN 11 Việt Nam ngày 19/11/2018; - Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp; - Căn cứ Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xâydựng; - Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Căn cứ Nghị định số: 84/2019/NĐ-CP Quy định quản lý phân bón của chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2019 - Căn cứ Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 18/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt "quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030"; - Căn cứ Quyết định số 6868/QĐ-BCT ngày 27/12/2010 của Bộ Công Thương V/v Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2025; - Căn cứ Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; - Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; -Căn cứ Thông tư 16/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; - Căn cứ quyết định Số: 1134/QĐ-BXD, của bộ xây dựng ngày 08 tháng 10 năm 2015. “ V/v Công bố định mức các xác định các hao phí xác định các ca máy và thiết bị thi công xâydựng” - Căn cứ Quyết định số 1177/QĐ-TTg về Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 04 tháng 8 năm 2020. Của thủ tướng chính phủ. - Căn cứ Quyết định Số: 1940/QĐ-UBND. Của UBND tỉnh Hà Giang, ngày 21 tháng 10, năm 2020 “V/v Ban hành đơn giá nhân công trên địa bà tỉnh Hà Giang - Căn cứ Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc 12 đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025 - Căn cứ Quyết định số 3642/QĐ-BNN-CB ngày 08/09/2015 của Bộ NN&PTNT “Phê duyệt đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp. - Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nghiệm kỳ 2020- 2025 (1)Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; (2) Phát triển du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị; (3) Tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nâng độ che phủ của rừng đat 60%. Đây cũng Nghị Quyết của đại hội Đảng bộ của tỉnh Hà Giang nhằm "Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo cơ cấu:nông-lâm-thuỷ sản, thương mại, dịch vụ và công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ,xây dựng tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và phát triển kinh tế-xã hội.Thực hiện có hiệu quả. - Căn cứ các Văn bản khác của nhà nước liên quan đến Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và Dự toán công trình. - Căn cứ các chế độ chính sách về đầu tư sản xuất Nông Lâm nghiệp của nhà nước và của tỉnh hiện nay. -Căn cứ quyết đinh số:206/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2016 Phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; - Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2021. * Các tiêu chuẩn áp dụng - Dự án: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC CÔNG NGHỆ CAO Được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD); Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN:01/2008/BXD); TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế; TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và côngtrình; TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng; TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật; TCVN-62:1995 13 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí; TCVN6160–1996:Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy; TCVN 4760-1993: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiếtkế; TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật; TCXD 51-1984: Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; Quyết định 3733:2002/QĐ-BYT: quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động; TCVS 1329/QĐ- BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước cấp và sinh hoạt của Bộ Y tế; Căn cứ Quy chuẩn ky thuật quốc gia QCVN 01:2019/BXD về Quy hoach xay dưng. QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; QCVN 07: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN19:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN20:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 24: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 25: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn. 14 CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỊ TRÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC XÂY DỰNG DỰ ÁN I. Điều kiện tự nhiên Vị trí lô đất dự án dự kiến đầu tư: thửa đất số: C2-4; C2-6, Diện tích 4.0 ha, Vị trí tọa độ tại các điểm đặc trưng:TT Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m):X: 445.820; Y: 2.512.151. X: 445.848; Y: 2.512.472; X: 446.033; Y: 2.512.456; Vị trí địa điểm được xác định trên hệ tọa độ VN 2000 kinh tuyến trục 1060, múi chiếu 30 Sơ đồ vị trí tổng thể khu đất Dự án đầu tư NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌCCÔNG NGHỆ CAO được xây dựng nằm tại Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khái quát như sau: Sơ đồ 1: Vị trí các lô đất 15 II. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vùng dự án 1. Vị trí địa lý: Sơ đồ 2: Tọa độ khu vực dự án đầu tư Huyện Vị Xuyên là vùng đông bắc bộ, có tọa độ 22° 39′ 58″ N, 104° 58′ 50, nằm ở trung tâm tỉnh Hà Giang, có vị trí địa lý: - Phía Bắc giáp huyện Quản Bạ - Phía Tây giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và huyện Hoàng Su Phì Phía nam giáp huyện Bắc Quang - Phía Đông giáp thành phố Hà Giang và huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Thị trấn Vị Xuyên cách thành phố Hà Giang khoảng 20 km về hướng Nam. - PhíaNam giáp đường nhựa 100 m. - Điểm thực hiện DA, thuộc khu Công nghiệp Bình Vàng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Thuận lợi cho việc giao thương hang hóa và thực hiện Dự Án. 2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên rừng: Diện tích có rừng: 464.371,1 ha, trong đó: Rừng tự nhiên: 385.687,8 ha; Rừng trồng: 78.683,3 ha; Diện tích chưa có rừng: 111.977,4 ha; trong đó: Diện tích rừng trồng chưa thành rừng: 10.630,2 ha; Diện tích khoanh nuôi tái sinh (diện tích có cây gỗ tái sinh): 29.803,4 ha; Diện tích khác: 71.543,8 ha. Diện tích rừng và đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng :Đất rừng đặc dụng: 59.525,8 ha; Đất 16 rừng phòng hộ: 233.341,3 ha; Đất rừng sản xuất: 283.481,4 ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2022 đạt 58,58 %. - Tài nguyên cây dược liệu: Tổng số có 1.101 loài cây thuốc được ghi nhận có ở Hà Giang, thuộc thuộc 8 ngành thực vật là Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Ngành Quyết lá thông (Psilophyta), Ngành cỏ tháp bút (Equisetophyta), Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Thông (Pinophyta), Ngành Tuế (Cycadophyta), Ngành Dây gắm (Gnetophyta), Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), 184 họ, 662 chi thực vật. Trong các loài cây thuốc này, có 894 loài mọc hoàn toàn trong tự nhiên, 111 loài hoàn toàn trồng trọt và 96 loài vừa được trồng trọt vừa mọc tự nhiên. - Sự đa dạng về phân loại: Nhìn chung, hệ cây thuốc ở Hà Giang khá đa dạng về các bậc phân loại. Trong các ngành thực vật, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài lớn nhất, lần lượt là 160 họ, 630 chi và 1.038 loài, chiếm 94,28% tổng số loài, trong đó lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có nhiều cây thuốc nhất (135 họ, 525 chi, 855 loài chiếm 77,66%). Số loài của các ngành thực vật còn lại chiếm 5,72%. 3. Đất đai thổ nhưỡng Thổ nhưỡng của Hà Giang rất phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất với 585.418 ha, chiếm 74,28% diện tích tự hiên. Đây là nhóm đất rất thích hợp để trồng và phát triển các loại cây ăn quả (cam, quýt, lê, mận....), cây công nghiệp (chè, cà phê....), cây dược liệu (đỗ trọng, thảo quả, huyền sâm ). Các nhà khoa học đã xác định và phân chia các khu vực thổ nhưỡng chính của Hà Giang như sau: 17 - Khu vòm nâng sông chảy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 2 nhóm đá chính là măcma axit và đá biến chất. Địa hình nơi đây được xếp vào kiểu núi khối tảng dạng vòm trên nền nguyên sinh phân cắt mạnh. Khu vực này có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn (3.000 mm). Với những điều kiện như vậy, đã tạo nên ở đây một lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng, trong đó phần lớn là đất mùn màu vàng đỏ, phù hợp để phát triển những cánh rừng thuộc kiểu á nhiệt đới. Vị Xuyên, lớp thổ nhưỡng hình thành trên cấu trúc địa chất của vòm nâng sông Chảy. Địa hình nơi đây có đặc trưng là các dải đồi,núi và gò thấp, sườn ít dốc. Khu vực này có lượng mưa lớn nhất cả nước, do vậy lớp phủ thổ nhưỡng ở đây chủ yếu làn hóm đất màu xám sẫm hơi đen, phù hợp với trồng cây ăn quả nhất là cam. 4. Khí hậu thủy văn - Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng 1). Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, độ ẩm bình quân hàng năm ở Vị Xuyên đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng 1, 2,cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ). Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. - Thủy Văn: Địa hình của vùng thung lũng sông Lô bị chia cắt nhiều do mạng lướisông suối dày đặc. Vào mùa mưa, nước ồ ạt từ các đồi núi chảy tràn xuống các sông suối làm nước lũ dâng lên rất đột ngột. Khi mùa khô hanh đến nhiều suối nhỏ bị khô cạn, trơ lại đá tảng và cuội sỏi. Do đó việc khai thác trong mùa khô sẽ dễ dàng cho quá trình mở đường vận chuyển lâm sản. III. ĐIỀU KIỆN DÂN SINH KINH TẾ VÙNG XÂY DỰNG DỰ ÁN 1. Dân số, dân tộc và lao động Huyện có diện tích 1480,5 km² và dân số năm 2018 là 122.350 người, mật độ bình quân 83 người/ km2, Vị Xuyên là nơi sinh sống của 15 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh,Nùng, Mông... Vị Xuyên là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Hà Giang, chiếm 18,2% tổng diện tích toàn tỉnh. Đây còn là đơn vị hành chính có dân số đông thứ 2 của tỉnh và có đóng góp kinh 18 tế lớn thứ 3 cho Hà Giang (sau tp. Hà Giang và huyện Bắc Quang). - Lao động trong vùng Dự án hầu hết là lao động phổ thông, chủ yếu là lao động sản xuất nông lâm nghiệp, trình độ văn hóa còn hạn chế. 2. Tình hình sản xuất nông nghiệp Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp và du lịch. Riêng vùng Dự án, chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp; chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế. vật nuôi như: Lợn, Trâu, Bò, Dê.... và một số con gia cầm như gà, Ngan, Vịt chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát. Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020 của UBND Vị xuyên số lượng lợn 103.670 con, trâu, bò35.431 con. Trong đó có 9.273hộ/18.937 con trâu, bò/20 xã thị trấn đăng ký tham gia. Về gia cầm trên toàn huyện có 733.240 con. Về sản xuất lương thực: Cây lúa, ngô là cây trồng chính, cây khoai, sắn được trồng ở nhiều địa phương trong huyện là nguồn thức ăn góp phần phát triển chăn nuôi, thúc cẩy kinh tế hộ phát triển. Sản xuất lúa thuần chất theo chuỗi giá trị 332,3 ha/ 1.000 ha đạt 33,23 KH, năng suất đạt 58,3 tạ/ ha. Sản lượng đạt 1936,3 tấn. Hỗ trợ cây giống cho 19 hộ tổng số cây giống là 14.033 cây. 3. Về sản xuất lâm nghiệp Cũng vì địa thế toàn của tinh phần lớn là rừng núi nên kinh tế Hà Giang tương đối kém phát triển. Lâm sản chính là vài loại gỗ quý như lát hoa, lát da đồng; và các loại gỗ lâu năm như: lim, sến, trai, táu, đinh. Đến năm 2023 huyện Vị Xuyên có diện tích đất lâm nghiệp gần 104.000 ha, trong đó rừng sản xuất chiếm trên 54.700 ha, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế từ rừng. Hiện nay, huyện có gần 12.000 ha diện tích rừng sản xuất đã trồng, hàng năm cho khai thác trung bình từ 200 – 300 ha, có 12.000 hộ gia đình sống bằng nghề rừng, lợi nhuận thu được sau khai thác đạt 45 – 50 triệu/ha. Nghị quyết về phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện nêu rõ một số mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 – 2025 như: Khai thác rừng trồng sản xuất chiếm 8,3% tổng diện tích rừng trồng toàn huyện; trồng mới rừng sản xuất và trồng rừng sau khai thác 5.000 ha; đến năm 2025, có 33,5 % diện tích rừng trồng sản xuất được áp dụng kỹ thuật thâm canh trong tổng diện tích rừng trồng sản xuất trong toàn huyện; duy trì ổn định độ che phủ rừng toàn huyện đạt 70,5 % trở lên; thực hiện trồng dược liệu, lâm sản phụ dưới tán rừng chiếm 10% tổng diện tích rừng trồng sản xuất toàn huyện. 4. Về giao thông và cơ sở hạ tầng Vị Xuyên có Quốc lộ 2 kết nối với Bắc Quang tới TP Hà Giang, Quốc lộ 4C kết nối Vị Xuyên tới Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và cả huyện Bảo Lâm, Cao Bằng. Do nằm ở trung tâm tỉnh, lại gần thành phố tỉnh lỵ nên khá nhiều các tuyến đường lớn đi qua Hà Giang đều đi qua Vị Xuyên. Khu thực hiện dự án thuộc xã Đạo Đức cách đường quốc lộ 2000 m cách trung tâm thị trấn Vị Xuyên 6 km, đây cũng là khu vực thực hiện DA rất thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, vật lệu, các giao thương hàng hóa....... 19 CHƯƠNG III: PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ XÂY DỰNG DỰ ÁN 1. Mục tiêu của dự án Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học công nghệ cao với Công suất 4.000 tấn/năm đối với phân bón hữu cơ vi sinh dang bột và viên nén; 100 tấn/năm chế phẩm sinh học cung cấp dinh dưỡng và kháng bệnh cho cây trồng. (Cụ thể có trong phụ biểu chi phí biến đổi thành phẩm và Dự toán) 2. Vị trí dự án DỰ ÁN NHÀ MÁYSẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC CÔNG NGHỆ CAO huyện Vị Xuyên dự kiến xin đặt tại khu công nghiệp Bình Vàng, Xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang. 3. Diện tích khu đất dự kiến đầu tư dự án Về cơ bản vị trí khu đất xin nghiên cứu quy hoạch tại xã Đạo Đức đáp ứng được cáctiêu chí ra như: Gần trục đường giao thông thuận lợi cho thu gom,vận chuyển; không có hang caster nên hạn chế ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm; khoảng cách đến khu dân cư là1.5km; vị trí nằm trong khe núi nên khuất gió, giảm được khả năng phát tán mùi; diện tích đảm bảo xây dựng khu xử lýchất thải. Nhà đầu tư dự kiến quy hoạch đầu tư xây dựng “Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinhvà chế phẩm sinh học công nghệ cao” tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang với tổng diện tích nghiên cứu koảng 4,0 ha. Vị trí nghiên cứu khu đất thuộc khu công nghiệp Bình Vàng phù hợp với quy hoạch của Huyện Vị Xuyên giai đoạn 2015-2020. 4. Quy mô đầu tư quy mô nhà máy sản xuất phân hữa cơ vi sinh và chế phẩm sinh học công nghệ cao Các hạng mục công trình của dự án bao gồm các hạng mục công trình chính và một số công trình phụ trợ khác. Các công trình được xây dựng trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh theo các quy định xây dựng của nhà nước và của tỉnh Hà Giang. 5. Các công trình chính Yêu cầu chung về xây lắp Dự án phải đảm bảo xây dựng nhà xưởng đáp ứng được sản xuất phân vi sinh và chế phẩm sinh học công nghệ cao. Nhà xưởng phải có vị trí, được thiết kế, xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng phù hợp với các thao tác sản xuất sẽ diễn ra. Quy định chung - Bố trí mặt bằng và thiết kế của nhà xưởng phải nhằm mục đích giảm tối đa nguy cơ sai sót và đảm bảo làm vệ sinh cũng như bảo dưỡng có hiệu quả để tránh nhiễm chéo, tích tụ bụi hoặc rác và nói chung là bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào tới chất lượng sản phẩm. - Ở những nơi sinh bụi (ví dụ trong các thao tác lấy mẫu, cân, trộn và chế biến, đóng gói phân hữu cơ), cần có biện pháp để tránh nhiễm chéo và tạo điều kiện làm vệ 20 sinh dễ dàng. - Nhà xưởng phải được đặt trong một môi trường cùng với các biện pháp bảo vệ quá trình sản xuất để giảm tối đa nguy cơ gây tạp nhiễm đối với nguyên liệu hoặc sản phẩm. - Nhà xưởng sử dụng cho sản xuất thành phẩm Phân hữu cơ phải được thiết kế và xây dựng phù hợp để đảm bảo điều kiện vệ sinh tốt. - Nhà xưởng cần được bảo dưỡng cẩn thận, phải đảm bảo các hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa, không sẽ là nguy cơ cho chất lượng sản phẩm. - Nhà xưởng phải được làm vệ sinh và tẩy trùng nếu cần theo các quy trình chi tiết bằng văn bản. Cần lưu hồ sơ công việc vệ sinh. - Điện, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và việc thông gió phải phù hợp sao cho chúng không có ảnh hưởng bất lợi trực tiếp hoặc gián tiếp tới Phân hữu cơ trong khi sản xuất và bảo quản, hoặc ảnh hưởng đến việc vận hành chính xác của máy móc thiết bị. - Nhà xưởng phải được thiết kế và trang bị sao cho có thể bảo vệ tối đa khỏi sự xâm nhập của côn trùng, chim chóc hoặc các động vật khác. Cần có một quy trình kiểm soát loài gặm nhấm và động vật gây hại. - Nhà xưởng phải được thiết kể để đảm bảo dòng luân chuyển hợp lý của nguyên vật liệu và nhân viên. Khu phụ - Các phòng vệ sinh và nghỉ giải lao phải tách biệt khỏi khu vực sản xuất và kiểm nghiệm. - Phòng thay và giữ quần áo, khu vực tắm rửa và vệ sinh phải dễ dàng tiếp cận và phù hợp với số người sử dụng. Nhà vệ sinh không được thông trực tiếp với khu vực sản xuất và bảo quản. - Nếu điều kiện cho phép, xưởng bảo dưỡng nên tách khỏi khu vực sản xuất. Trường hợp có để phụ tùng và dụng cụ trong khu vực sản xuất, phải để trong phòng hoặc tủ có khoá dành riêng cho mục đích đó. - Nhà nuôi động vật phải cách ly tốt khỏi các khu vực khác, với lối ra vào riêng (lối vào chỉ riêng cho động vật) và thiết bị xử lý không khí riêng. Khu vực bảo quản - Khu vực bảo quản phải đủ rộng, cho phép bảo quản có trật tự nhiều loại nguyên vật liệu và sản phẩm, có sự phân biệt và cách ly phù hợp: nguyên liệu ban đầu và nguyên vật liệu bao gói, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm và thành phẩm, sản phẩm biệt trữ, sản phẩm đã được phép xuất, bị loại, bị trả về hay sản phẩm thu hồi. - Khu vực bảo quản phải được thiết kế hoặc điều chỉnh để đảm bảo điều kiện bảo quản tốt. Đặc biệt là phải sạch sẽ, khô ráo, đủ ánh sáng và duy trì ở nhiệt độ chấp nhận được. Trong khu vực cần điều kiện bảo quản đặc biệt (ví dụ như về nhiệt độ, độ ẩm) thì 21 phải đảm bảo các điều kiện này, có kiểm tra, theo dõi và ghi chép lại một cách thích hợp. - Khu vực nhận và xuất hàng phải bố trí riêng biệt và bảo vệ được nguyên vật liệu và sản phẩm trước thời tiết. Khu vực nhận phải được thiết kế và trang bị cho phép các thùng nguyên liệu được làm sạch nếu cần trước khi bảo quản. - Khu biệt trữ được bảo đảm bằng cách bảo quản ở những khu vực riêng biệt, những khu vực này phải có biển hiệu rõ ràng và chỉ những người có thẩm quyền mới được phép ra vào. Nếu sử dụng một hệ thống khác để thay thế biệt trữ cơ học hệ thống đó phải đảm bảo an toàn ở mức tương đương. - Cần bảo quản tách riêng nguyên vật liệu và sản phẩm bị loại, thu hồi hoặc bị trả về. - Những nguyên vật liệu có hoạt tính cao và tính phóng xạ, chất gây nghiện, hoặc các thuốc nguy hiểm, và các chất đặc biệt có nguy cơ bị lạm dụng, bắt lửa hoặc gây nổ phải được bảo quản ở khu vực an toàn và được bảo vệ. - Nguyên vật liệu bao gói in sẵn được coi là rất quan trọng trong việc đảm bảo Phân hữu cơ đúng với nội dung trên nhãn, cần đặc biệt chú ý đến việc lấy mẫu và bảo quản an toàn những nguyên vật liệu này. - Thường cần phải có khu vực riêng để lấy mẫu nguyên liệu ban đầu (Nếu lấy mẫu ở ngay khu vực bảo quản, phải tiến hành sao cho có thể tránh được tạp nhiễm hay nhiễm chéo). Khu vực cân - Việc cân nguyên liệu ban đầu và ước tính sản lượng bằng cách cân thường được thực hiện ở khu vực cân riêng biệt được thiết kế cho mục đích này, ví dụ ở đó có biện pháp khử trùng, khử mùi, kiểm soát bụi. Khu vực này có thể nằm trong khu vực bảo quản hoặc khu vực sản xuất. Khu vực sản xuất - Để hạn chế tối đa nguy cơ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe do sản phẩm bị nhiễm chéo, cần có nhà xưởng chuyên biệt và khép kín cho việc sản xuất những Phân hữu cơ đặc biệt, những nguyên vật liệu dễ gây dị ứng, hoặc sinh phẩm (ví dụ các sinh vật sống). Việc sản xuất một số sản phẩm có hoạt tính cao khác, những sản phẩm không phải Phân hữu cơ, không nên tiến hành trong cùng một nhà xưởng. Trong những trường hợp ngoại lệ, có thể chấp nhận nguyên tắc sản xuất theo chiến dịch trong cùng nhà xưởng với điều kiện là phải đặc biệt thận trọng và có tiến hành các thẩm định cần thiết (kể cả thẩm định quy trình vệ sinh). - Mặt bằng nhà xưởng phải được bố trí sao cho việc sản xuất được thực hiện trong những khu vực tiếp nối nhau, theo một trật tự hợp lý tương ứng với trình tự của các hoạt động sản xuất và tương ứng với mức độ sạch cần thiết. - Phải có đủ diện tích làm việc và bảo quản trong quá trình sản xuất để có thể đặt máy móc thiết bị và nguyên vật liệu một cách có trật tự và hợp lý, sao cho hạn chế tối đa 22 nguy cơ lẫn lộn giữa các sản phẩm hoặc các thành phần của sản phẩm, tránh nhiễm chéo, và giảm tối đa nguy cơ bỏ sót hoặc áp dụng sai bất kỳ một bước sản xuất hay kiểm tra nào. - Ở những nơi nguyên liệu ban đầu, nguyên vật liệu bao gói trực tiếp và sản phẩm trung gian, bán thành phẩm tiếp xúc với môi trường, bề mặt bên trong (của tường, sàn và trần nhà) phải nhẵn và không có kẽ nứt cũng như chỗ nối hở, không được sinh ra các hạt tiểu phân, cho phép làm vệ sinh, và tẩy trùng nếu cần, dễ dàng và có hiệu quả. - Các ống dẫn, máng đèn, các điểm thông gió và các dịch vụ khác phải được thiết kế và lắp đặt sao cho tránh tạo ra các hốc khó làm vệ sinh. Khi bảo dưỡng, cần tiếp cận những dịch vụ này từ bên ngoài khu vực sản xuất, nếu được. - Các đường thoát nước phải đủ lớn, được thiết kế và trang bị để tránh trào ngược. Nếu có thể, cần tránh đường thoát nước hở. Nhưng nếu cần thiết phải có thì nên xây nông để dễ làm vệ sinh và tẩy trùng. - Khu vực sản xuất phải được thông gió tốt, có thiết bị kiểm soát không khí (bao gồm thiết bị lọc gió ở mức đủ để ngăn ngừa tạp nhiễm và nhiễm chéo cũng như kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm nếu cần) phù hợp với các sản phẩm đang được sản xuất, phù hợp với hoạt động sản xuất và với môi trường bên ngoài. Những khu vực này cần được theo dõi thường xuyên trong khi sản xuất và cả khi không sản xuất để đảm bảo vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn thiết kế. - Khu vực xưởng đóng gói Phân hữu cơ phải được thiết kế và bố trí đặc biệt để tránh lẫn lộn và nhiễm chéo. - Khu vực sản xuất phải đủ sáng, đặc biệt ở những nơi thực hiện việc kiểm tra bằng mắt thường trong quá trình sản xuất. Khu vực kiểm tra chất lượng và thí nghiệm - Phòng kiểm nghiệm phải được tách biệt khỏi khu vực sản xuất. Những khu vực tiến hành phép thử sinh học, vi sinh, hoặc thử đồng vị phóng xạ phải cách biệt nhau. - Phòng kiểm nghiệm phải được thiết kế phù hợp với các hoạt động sẽ tiến hành tại đó. Cần có đủ diện tích để tránh lẫn lộn và nhiễm chéo. Cần có đủ diện tích phù hợp để bảo quản mẫu, chất chuẩn (nếu cần, có hệ thống làm mát), dung môi, thuốc thử và hồ sơ. - Thiết kế các phòng kiểm nghiệm phải tính đến tính phù hợp của vật liệu xây dựng, tránh khói và thông gió. Cần có hệ thống cấp không khí riêng biệt cho khu vực sản xuất và các phòng kiểm nghiệm. Các phòng kiểm nghiệm sinh học, vi sinh và đồng vị phóng xạ phải có riêng thiết bị xử lý không khí và các thiết bị khác. - Có thể cần có phòng riêng cho dụng cụ thí nghiệm để bảo vệ chúng khỏi bị nhiễu điện từ, rung động, tiếp xúc với độ ẩm quá mức, và các yếu tố ngoại cảnh khác, hoặc khi cần phải tách riêng các dụng cụ này. 23 6. Quy mô diện tích Bảng 1: Hạng mục đầu tư xây dựng STT Tên loại Số lượng 1 San ủi mặt bằng Tỷ lệ sử dụng đất % 40.000 m2 2 Khu xưởng sản xuất chung (khu vực bảo quản) 3 Nhà điều hành + phòng thí nghiệm 12.000 m2 30,0% 2.500 m2 4 Hàng rào bảo vệ và cổng 6,3% 200 m2 5 Hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải, Trạm biến áp 0,5% 800 m2 6 Nhà nghỉ tăng ca 2,0% 600 m2 7 Nhà thường trực + bảo vệ 1,5.% 100 m2 8 Nhà để xe 0,2% 1.000 m2 9 Vườn hoa, cây xanh 1.000 m2 2,5% 10 Đường nội bộ và hệ thống thoát nước mưa 2,5% 2.000 m2 11 Khu tập kết nguyên, nhiên liệu +khu vực cân 19.680 m2 5% 49,2% 12 Vệ sinh công cộng 120 m2 Tổng 0,3% 40.000 m2 100% 6.1. Phân bố chức năng của dự án - Đất sử dụng xây dựng nhà máy: 12.000 m2 - Đất khu kỹ thuật: 1.000 m2 - Đất kho bãi: 19.680m2 - Đất văn phòng: 2.500 m2 - Đất giao thông và Hệ thống thoát nước mưa: 2.000 m2 - Đất tường rào, cây xanh, Vệ sinh Hệ thống xử lý nước thải….5.320 m2 6.2. Giải pháp kiến trúc xây dựng Giải pháp kiến trúc xây dựng cho các hạng mục công trình nhà máy, kho bãi cơ bản là móng cột bê tông cốt thép (BTCT), hệ khung thép nhà tiền chế lắp ghép, mái lợp tole, nền bê tông và tường bao che xây gạch. Giải pháp kiến trúc xây dựng cho các hạng mục văn phòng có số tầng xây dựng là 2 tầng là nhà bê tông cốt thép, nền bê tông lát gạch men và tường bao che xây gạch. Tường bao xung quanh nhà máy là tường xây gạch có cổng ra vào, các cột trụ để giăng dây thép gai và bố trí hệ thống đèn chiếu sáng bảo vệ. 24 25 SƠ ĐỒ MẶT BẰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC CÔNG NGHỆ CAO Khu tập kết nguyên, nhiên liệu 19.680 m2 Vệ sinh công cộng120m2 Nhà nghỉ tăng ca 600 m2 Nhà để xe 1.000 m 2 Vườn hoa cây xanh 1.000 m2 Nhà diều hành 1.500 m 2 Phòng thí nghiệm 1.000 m 2 B.Vệ 50m2 B.Vệ 50m2 Hàng rào tường bảo vệ và hệ thống thoát nước Cân Cổng phụ Cổng chính Hệ thống xử lý nước thải 800 m2 Trạm điện Đường nội bộ và hệ thống thoát nước mưa 2.000 m2 Cân Khu xưởng sản xuất 8.000 m2 Khu bảo quản sản phẩm 4.000 m 2 ưỜ vào khu công nghiệp Hàng rào bảo vệ 200 m 2 CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ I. Quy trình kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ visinh 1. Thiết bị, dụng cụ Thiết bị - Máy xúc lật: Dạng gầu, công suất 20 tấn/giờ - Máy nghiền, sàng: Dạng trục vít, liên tục, khép kín; công suất 10 tấn/giờ. - Dây chuyền lên men rắn; Dây chuyền thủy phân, Dây chuyên siêu nhiệt; công suất 10 tấn/mẻ. - Hệ thống bơm phụ gia, công suất 750 –1.000w. - Hệ thống băng tải trục vít, bơm áp lực. - Hệ thống hầm sấy hơi nước hiện đại, khép kín. - Dây chuyền phối trộn, đóng gói, chiết rót sản phẩm tự đồng, đồng bộ. Nguyên liệu thực phẩm dư thừa, phân gia súc mùn cưa, lá cây… Nạp nhiên liệu vào phiễu công suất 3 m3/h, băng tải chuyển nguyên liệu đến hệ thống thủy phân sẽ tách hai phần sàng rung tách thủy, một phần chất lỏng chất dinh dưỡng đưa đến hệ thống tiệt trùng, hệ thống làm mát công suất 10 tấn/h 35kw, thành sản phẩm chất dinh dưỡng (đóng chai). Phần rắn tách đưa nguyên liệu vào hệ thống siêu nhiệt sấy khô và chuyển đến máy nghiền đánh tơi 45 kw bằng băng tải, sau đó chuyển đến máy sàng rung 5,5 kw công suất 5 tấn/h, sau đó nguyên liệu được chuyển đến phiễu chia 1 m3 bằng băng tải và chuyển đến máy ép viên 37 kw, máy có mặt sàng 4-6 mm. Băng tải chuyển đến máy đóng bao 37 kw công suất 200-250 bao/h. Mỗi bao 20-25 kg. Dụng cụ: Dụng cụ lao động phổ thông phụ trợ: Cuốc, xẻng, ủng, xô, chậu... 2. Nguyên vật liệu 2.1. Nguyên liệu cần cho sản xuất Bảng 2: Nguyên vật liệu cho sản xuất Nguyên liệu Chỉ tiêu chất lượng chính Chất thải chăn nuôi dạng rắn Độ ẩm sau ép loại bỏ nước đạt 45 - 50%; hàm lượng As< 10 ppm, Cd <5 ppm, Pb <200 ppm, Hg<2ppm. Chất thải trồng trọt vỏ cây, cành cây, rơm, rạ, vỏ trấu, vỏ đậu... Bùn ao, hồ, đầm lầy Chất thải chế biến thực phẩm Bùn nạo vét từ ao hồ, đầm lầy lắng đọng Bột khô và phế phẩm sau chế biến tinh dầu, chế biến đồ đóng hộp thủy hải sản, chất thải hữu cơ từ các nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm..... 26 Chế phẩm vi sinh vật Rỉ đường Vi sinh vật phân giải xenlulo, phân giải hợp chất phốt phát khó tan, phân giải protein, phân giải lipit và lên men khử mùi; mật độ vi sinh vật hữu ích mỗi loại đạt ≥108 CFU/g. Chứa >50% hàm lượng đường Cám gạo, hoặc cám ngô Đạm urê Supe lân N xấp xỉ 46% P2O5 xấp xỉ 16% Kali clorua Vôi bột K2O xấp xỉ 48% 50% CaO Nước sạch 2.2. Nguồn nguyên liệu đầu vào Nguồn nguyên liệu sẽ nhập từ các trang trại chăn nuôi trong huyện Vị xuyên các huyện trong tỉnh và tỉnh lân cân (lấy tại HTX Việt Trung xã Đạo Đức một ngày có thể cung cấp 3 tấn phân theo nguồn tin báo dân tộc miền núi tỉnh Hà Giang cung cấp, Trang Trại chăn nuôi lợn Gia Huy Thôn Trang xã Việt Lâm, Lâm huyện Vị Xuyên và các trang trại khác trong tỉnh… Nguồn lấy từ phân bò tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang Trại bò ViNAMiu Xã phú Lâm và trại bò Vi Na Miu xã phúc Ứng, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra chất thải trong trồng trọt như: vỏ cây, cành cây, rơm, rạ, vỏ trấu, vỏ đậu, chất trộn như bùn là nguồn nguyên liệu cung cấp đầu vào đảm bảo cho hoạt động của nhà máy Công suất 4.000 tấn/năm đối với phân bón hữu cơ vi sinh dang bột và viên nén; 100.000 lít chế phẩm sinh học cung cấp dinh dưỡng và kháng bệnh. *Phương tiện vận chuyển: Dùng xe chuyên dùng 10 tấn được bịt kín thùng kín hoàn toàn không rò rỉ để vận chuyển từ các trang trại về nhà máy Định mức cơ sở cho 01 lô sản xuất: Từ các nguyên liệu cơ bản, các chuyên gia của Nhà máy sẽ cân đối việc phối trộn định mức cho mỗi loại nguyên liệu và mỗi loại sản phẩm. Bảng 3:Nguyên liệu cho 1 lô sản xuất STT Mục Đơn vị I Nguyên liệu cho 1 lô sản xuất Định mức - Chất thải chăn nuôi/trồng trọt/chế biến thực phẩm Kg - Phụ gia 1 7.000 Kg - Phụ gia 2 1.500 Lít - Phụ gia 3 10 Kg - Nước sản xuất 400 m3 5 27 28 - Điện sản xuất Kwh 9.400 - Than cám Kg 2.500 - Bao bì sản phẩm cho phân vi sinh dạng rắn - Bao bì sản phẩm cho dung dịch dinh dưỡng II Sản phẩm 01 lô sản xuất - Phân vi sinh dạng rắn Kg 6.000 - Dung dịch dinh dưỡng Lít 2.000 Các nguyên liệu đầu vào sẽ được cân đối thay đổi theo tiêu chuẩn sản xuất của từng lô sản phẩm. 2.3. Các thiết bị chính của nhà máy của nhà máy Bảng 4:Thiết bị chính I Máy móc thiết bị chính Xuất xứ Đơn vị Số lượng 1 Dây chuyền thủy phân (CS 45T/h nhãn hiệu Tsurumi) Nhật Bộ 1 2 Dây chuyền siêu nhiệt (CS 45T/Ngày nhãn hiệu Tsurumi) Nhật Bộ 1 3 Dây chuyền lên men rắn (CS 45T/Ngày nhãn hiệu Tsurumi) Nhật Bộ 1 4 Dây chuyền ép viên/đóng gói (CS 45T/Ngày nhãn hiệu Tsurumi) Nhật Bộ 1 5 Dây chuyền sản xuất phụ gia (CS 45T/Ngày nhãn hiệu Tsurumi) Nhật Bộ 1 II Thiết bị phụ trợ 1 Trạm biến áp treo Nhật Trạm 1 2 Máy phát điện dự phòng Nhật Máy 1 3 Hệ thống điện và chiếu sáng VN HT 1 4 Máy xúc lật Nhật Cái 1 5 Xe nâng Nhật Cái 2 6 Xe gom rác Hàn Quốc Cái 1 7 Thiết bị chữa cháy VN Bộ 1 8 Hệ thống xử lý chất thải, nước thải SAMYANG – KOREA CS 50 m3/ngày) VN Bộ 1 9 Thiết bị văn phòng Nhật Bộ 1 10 Thiết bị phân tích, thí nghiệm VN Bộ 1 11 Các thiết bị sửa chữa, bảo dưỡng khác VN Bộ 1 3. Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học Mặt bằng, nhà xưởng - Khu tiếp nhận và sơ chế nguyên liệu thô (kho nguyên liệu ban đầu): được bố trí một khu nhận liệu khép kín trong nhà xưởng, sàn bê tông, có hệ thống xử lý mùi đạt tiêu chuẩn, diện tích tối thiểu 19.680 m2, có bể chứa /xử lý nước thải tuần hoànvà các rãnh thoát nước xung quanh. - Khu vực chế biến: nằm trong khuôn viên nhà xưởng chính, sàn bê tông, gồm các thiết bị xử lý hiện đại tự động khép kín, diện tích tối thiểu 8.000 m2. - Khu phối trộn, đóng gói, tiệt trùng: nằm trong khuôn viên nhà xưởng chính, sàn bê tông, gồm các dây chuyền đóng gói, chiết chai tự động/hiện đại/đồng bộ và được tiệt trùng 100%, diện tích tối thiểu 200 m2 . - Kho thành phẩm: nằm đồng bộ trong nhà xưởng chính, sàn bê tông, diện tích tối thiểu 4.000 m2. - Phòng KCS, phòng điều khiển trung tâm: Có tủ lưu trữ mẫu, diện tích phòng tối thiểu 1.000 m2 . 29 Sơ đồ 3: Quy trình kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh Chất thải chăn nuôi/trồng trọt/chế biến thực phẩm (Chất thải hữu cơ) Xử lý nguyên liệu Lên men (chế biến) Phụ gia Chất độn (mùn cưa, mùn trấu, than bùn) Men vi sinh Dung dịch dinh dưỡng Tiệt trùng Làm mát Đóng bao Đóng chai Sấy, nghiền Ép viên Phụ gia đạm, vi lượng, khoáng Phân rắn Đóng bao 30 4. Quy trình kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học Dây chuyền sản xuất công nghệ nhật Bản xuất xứ Nhật Bản, Nhã hiệu nhà sản xuất Tsurumi. Bước 1: Xử lý nguyên liệu: Chất thải chăn nuôi, thực phẩm dư thừa được tập trung thu gom lại, và xử lý bằng phụ gia để triệt tiêu mùi, điều chỉnh đổ ẩm, PH phù hợp, diệt vi sinh vật có hại trước khi lên men; Nguyên liệu cho vào máy nghiền có công suất động cơ 45 KW, tốc độ động cơ 1450 (Vòng/phút), Năng suất 7 – 10 (tấn/giờ), sau đó nguyên liệu được chuyển đến máy sàng rung bằng hệ thống băng tải công suất động cơ 5,5 KW, tốc độ động cơ 1450 (Vòng/phút), năng suất 4 – 5,5 (tấn/giờ) kích thước nguyên liệu cho phù hợp với quá trình lên men. Bước2: Lên men (chế biến) Trộn đều nguyên liệu gồm chất thải chăn nuôi/trồng trọt/chế biến thực phẩm và các khoáng chất, vi lượng bằng thiết bị chuyên dụng; Pha trộn rỉ đường, đạm urê, kali clorua, … vào nước theo tỷ lệ nhất định, khuấy đều. Dung dịch thu được tưới từ từ vào khối nguyên liệu; Bổ sung chế phẩm vi sinh vật; tiếp tục đảo đều bằng thiết bị đảo trộn chuyên dụng; Thiết bị đảo trộn tự động xuất xứ Nhật Bản nhãn hiệu SKU tốc độ động cơ 1500 vòng/ phút; Độ ẩm khối nguyên liệu sau phối trộn đạt 50 –55%; Sau đó điều chỉnh các thông số kỹ thuật như nhiệt độ, độ ẩm để phù hợp cho quá trình lên men. Bước 3: Phân tách nguyên liệu - Sau quá trình lên men, hệ thống thiết bị của nhà máy sẽ tự động tách và phân loại ra hai bán thành phẩm để sản xuất hai loại khác nhau và Dung dịch chế phẩm và Phân rắn. Tại đây thiết bị lọc tách hai phần lỏng và phần rắn qua thiết bị tự động máy đảo trộn lọc rắn và lỏng hai phần bằng máy đảo trộn nhãn hiệu SKU, Nhật Bản công suất 5,5 KW, Năng suất 1000 lít/h và 5 tấn/h. - Từ hai loại này sẽ được đưa vào hai hệ thống khác nhau để sản xuất sản phẩm riêngbiệt: Chất lỏng được đưa vào bể chứa kín và chất rắn đưa vào hệ thống sấy. Bước 3.1: Sản xuất phân rắn sấy, nghiền - Sản phẩm được tách ra là phân bón hữu cơ. Trường hợp độ ẩm phân bón hữu cơ chưa đạt theo qui định, cần tiến hành sấy trên thiết bị chuyên dụng đến độ ẩm ≤ 30%; Sau khi đã được tách sản phẩm rắn được chuyển đi bằng hệ thống băng tải có chiều dài 3 m, (băng tải hình chữ V, có độ rộng 2 m) động cơ giảm tốc băng tải 3 KW, đến phiễu đựng đầu vào nguyên liệu có thể tích 2 m3, động cơ rung của phiễu cấp liệu 2,2 KW, Nguồn điện sử dụng 380 V 31 - Nghiền, sàng: Hệ thống băng tải chuyển nguyên liệu đến máy nghiền đánh tơi (chiều dài băng tải 9 m) máy nghiền có công suất 45(KW/h), tốc độ động cơ 1450 vòng /phút) nguồn điện 380 (v), năng suất 7-10 tấn/h để tạo ra sản phẩm đồng đều, kích cỡ hạt của sảnphẩm <5,0 mm; Sau đó hệ thống băng tải chuyển nguyên liệu đã được nghiền đến máy sàng rung có công suất 5,5 (KW). Tốc độ động cơ 1450 (vòng/phút), nguồn điện sử dụng 380 (v), năng suất 4-5,5 tấn/h. Tách lấy phần dạng bột chuyển phần tách đến máy đóng bao phân bột phần còn lại được sang rung lọc chuyển bằng hệ thống băng tải đến máy ép viên. - Ép viên, đóng bao: Ép Viên: Sau khi được máy sang rung điều chỉnh kích thước của nguyên liệu sẽ được hệ thống băng tải có chiều dài 9 m chuyển đến máy ép viên có công suất 37(KW), tốc độ 1450 (vòng/phút), nguồn điện sử dụng 380 (v), năng suất (800-1.200 kg/h), mặt sàng 6 mm, chiều dài viên nén 20-25 mm. Đóng bao: Sau khi được ép thành viên nén sẽ được băng tải dài 3 m chuyển đến máy đóng bao có năng suất 200-250 bao/h, mỗi bao từ 25-50 kg/bao Sản phẩm được kiểm tra chất lượng trước khi ép viên, đóng bao. Cân, đóng bao sản phẩm với khối lượng 25, 50 kg trên thiết bị cân, đóng bao chuyên dụng. Bước 3.2. Sản xuất chế phẩm sinh học: Phần chất lỏng khi được tách ra sẽ được đưa vào hệ thống bể khép kín lên men yếm khí, khử khuẩn và được đưa đến hệ thống máy lọc ly tâm có tốc độ 7609 r/ mm, hệ số tách 81505, Công suất 1,5-2,5 m3/h, động cơ điện 4(kw) ở đây cho các chất phụ gia chế phẩm làm sạch khử mùi, tiệt trùng, làm mát, đóng chai. Bán sản phẩm dung dịch dinh dưỡng được tách ra từ bước 3 trên được tiếp tục sản xuất theo các công đoạn sau để hoàn thiện thành phẩm: 1. Lên men háo khí; 2. Lên men yếm khí; 3. Phối trộn sản phẩm lên men yếm khí và háo khí; 4. Lọc li tâm; hệ thống máy lọc ly tâm có tốc độ 7609 r/mm,hệ số tách 81505, Công suất 1,5-2,5 m3/h, động cơ điện 4 (kw) 5. Phối trộn và bổ sung các chất phụ gia; 6. Tiệt trùng; 7. Làm mát; 8. Đóng chai. Các sản phẩm phân hữu cơ lỏng dự kiến sản xuất: 1) Chế phẩm sinh học có thành phần: pH 4.5-7.8; EC 25-33 dS/m; N tổng số 32 0.14-0.33%; P2O5 tổng số 0.002-0.017%; Kali tổng số 0.81-11.8%;) M 0.26-3.25%; OC0.26-3.20% và C: N 6.14-17.92; ngoài ra còn chứa các vi sinh vật hữu ích như cố định N, các chất hoà tan lân và kali, IAA với nồng độ 1.13-59.53 mg/L. 2) Phân hữu cơ rắn có thành phần: 0.12% N, 0.03% P2O5, 0.31% K, 0.15% Na, 0.12% S, 0.29% Cl,16.9 ppm Mg, 2.5 ppm Mn,12.9 ppm Fe, Cu<0.03 ppm, 4.7 ppm Zn, 60.4 ppm Ca, 60.8 ppm B, Co < 0.05 ppm, 6.4 ppm Al, 0.1 ppm Se, 0.1 ppm As, Cr < 0.06 ppm, Mo < 0.2 ppm, V < 0.04 ppm, và 0.72% protein, chứa các acid hữu cơ (0.01% humic acids), auxin, gibberellin, and cytokinin. pH 7-7.5. Đạt QCVN 01 189/2019/BNNPTNT. Tiêu chuẩn ISO. Thị trường tiêu thụ: Chất lượng phân sản xuất bằng công nghệ hiện đại chất lượng đảm bảo ISO tiêu thụ nội bộ Công ty trồng, chăm sóc cây ước tính khoảng 2.000 tấn/năm phân viên nén và 50.000 lít chế phẩm số sản phẩm còn lại khoang 2.000 phân viên nén và 50.000 lít chế phẩm sẽ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. STT 5. Các hạng mục công trình, thiết bị cần đầu tư Bảng 5: Các hạng mục công trình, thiết bị cần đầu tư ở trạm xử lý chất thải lỏng Số lượng A - XÂY DỰNG 1 Bể điều hòa Hạng mục Đơn vị Bể Kích thước: D x R x C = 5.0 m x 3.8 m x 2.7 m Vật liệu: BTCT 2 Bể sinh học hiếu khí Kích thước: D x R x C =4.0 m x 2.5 m x 3.3 m Vật liệu: BTCT 3 Bể chứa bùn sinh học Kích thước: D x R x C = 1 m x1 m x 1.3 m Vật liệu: BTCT 4 Bể chứa bùn hóa lý Kích thước: D x R x C=2 m x 1.0 m x 3.0 m Vật liệu: BTCT 5 Bể chứa bùn nước nhiễm dầu 33 Kích thước: D x R x C= 1.0 m x 1.0 m x 3.0 m Vật liệu: BTCT 6 Bể chứa trung gian (1) Kích thước: D x R x C = 1.3 m x 1.3 m x1.8 m Vật liệu: BTCT 7 Bể chứa trung gian (2) Kích thước: D x R x C = 2.0 m x 2.0 m x 1.8 m x1.8 m) x 2 Vật liệu: BTCT 8 Bể khử trùng Kích thước: D x r x C = 2.75 m x 1 m x 0.8 m Vật liệu: BTCT 9 Bể chứa Kích thước: D x R x C = 2.0 m x 2.0 m x 1.8 m Vật liệu: inox, dày 3 mm 10 Bể trung hoà (oxi hoá bậc cao) Kích thước: Dk x C = 2.0 m x 2.3 m Vật liệu: inox, dày 3 mm 11 Bể phản ứng tạo bông kết hợp lắng (*) Kích thước: Dk x C = 1.8 m x 3.8 m Vật liệu: inox, dày 3 mm 12 Bể tách pha Kích thước: Dk x C = 1.8 m x 5.1 m Vật liệu: thép CT3, dày 3 mm 13 Bể UASB Kích thước: Dk x C = 2.3 m x 7.8 m Vật liệu: thép CT3, dày 3 mm 14 Bể lắng bùn sinh học Kích thước: Dk x C = 1.6 x 2.16 m Vật liệu: thép CT3, dày 3 mm 15 Bồn lọc áp lực Kích thước: Dk x C = 0.8 m x 1.55 m 34 Vật liệu: thép CT3, dày 3 mm 16 Bể tuyển nổi Kích thước: Dk x C = 1.6 x 2.8 m Vật liệu: thép CT3, dày 3 mm 17 Hố thu kích thước: D x R x C = 1 m x 1 m x 1 m Vật liệu: BTCT 18 Nhà điều hành +sân: 1.500 m Kích thước: D x R x C = 70 m x 25 m x 3 m Tường gạch, mái ngói, kèo sắt 19 Nhà bảo vệ Kích thước: D x R x C = 10 m x 5 m x 2.5 m Tường gạch, mái ngói, kèo sắt 20 Cổng Kích thước: L = 4.5 m và L = 3.5 m Vật liệu: Sắt 20 Hàng rào 1000 m Kích thước: Tường gạch. quét vôi 21 Cầu thang, lan can công tác Thép. sơn chống ăn mòn. sơn trang trí 22 Hệ thống thoát nước mưa Kích thước: L = 1000 m Vật liệu: BTCT 23 Đường nội bộ Xây bó vỉa, nền bê tông 24 Thảm cỏ. cây xanh 25 Bồn tạo áp 26 Mái che Mái tôn màu. kèo sắt, cột sắt B - THIẾT BỊ 1 Bơm vào bể trung hòa + keo tụ Kiểu: li tâm trục ngang, hiệu EBRA Kiểu: li tâm trục ngang, cánh hở Model: DWO 200 Điện áp:380V/3pha, công suất 1,5kW Đặc tính: Q=39 m³/h = 650l/min, H=12.7mH2O 35 2 Bơm vào bể DAF Kiểu: li tâm trục ngang, hiệu EBRA Kiểu: li tâm trục ngang, cánh hở Model: DWO 150 Điện áp:380/3pha, công suất 1,1kW Đặc tính: Q=30 m³/h = 500 l/min, H = 9.5 mH2O 3 Bơm bể điều hòa Kiểu: li tâm chìm, hiệu EBRA Model: OY300D19/14 Điện áp: 380V/3pha, công suất 2,2kW Đặc tính: Q=2.5 m³/h = 42L/min , H=22 mH2O 4 Bơm hố thu Kiểu: li tâm chìm, hiệu EBRA Model: BEST4 Điện áp: 380V/3pha, công suất 1.1kW Đặc tính: Q = 20L/min , H=17.4 mH2O 5 Máy thổi khí bể điều hòa Shinmaywa Model: ARS50 Đặc tính: Q=0.83 m³/min, H=80kPa Công suất: 2.5kW 6 Moto gỉam tốc khuấy nhanh ở bể phản ứng Model: MG 0.4 kW - VT 1/10 Động cơ: 380V/3pha/50Hz; 0.4kW; 145vòng/phút Nhà sản xuất: SAMYANG - KOREA 7 Moto giảm tốc khuấy chậm ở bể tạo bông Model: MG 0.75 kW - VT 1/60 Điện áp: 380V/3pha/50Hz;0.75 kW; 25 vòng/phút Nhà sản xuất: SAMYANG - KOREA 8 Moto giảm tốc gạt váng P = 0.75 kW; 1/15vòng/phút 9 Máy thổi khí bể sinh học hiếu khí Shinmaywa Model: ARS50 Đặc tính: Q=1.3 m³/min, H=80kpa Công suất: 3.6kW/380V/50Hz 10 Bơm lọc áp lực 36 Hiệu: EBRA Model: CDA/A 3.00T Kiểu: ly tâm trục ngang Lưu lượng: Q=2.5 m3/h = 42 lít/phút; H = 32m H2O Điện áp: 380V/3pha; 2.2 Kw Vật liệu: buồng bơm bằng gang 11 Đĩa thổi khí Model: AFD 270 9" Đường kính: D = 270 mm Vật liệu: EPDM Lưu lượng: Q = 0 – 0.12 m3/h Nhà sản xuất: SSI-USA 12 Máy nén khí Máy Nén Khí PUMA - Đài Loan Model: PK50160 Công suất : 5 HP Lưu lượng : 751 L/phút 13 Bơm bùn tuần hoàn và bùn dư Hiệu EBRA Kiểu: ly tâm chìm Model: OY100/C4/9/A Điện áp: 380/3pha, công suất 0,74kW Đặc tính: Q=1.4 m³/h = 23l/min, H = 20 mH2O 14 Bơm bùn từ bể chứa bùn Hiệu EBRA Kiểu: ly tâm chìm Model: DW VOX 200 Điện áp: 380/3pha, công suất 1,5kW Đặc tính: Q=100l/min, H = 12.5 mH2O 15 Bơm định lượng Model: C-3250P 2.2kW Lưu lượng : 100 L/phút Đầu bơm: PP Nhà sản xuất: Blue White - Mỹ 16 Bồn chứa hóa chất V = 1 m3 Chiều cao H = 1.540 mm, chiều dài = 970 mm Đường kính nắp: D = 440 mm kết cấu nhựa: 4 lớp 37 17 Máy khuấy ở bồn pha hoá chất Model: MG 0.75 kW - VT 1/60 Điện áp: 380V/3pha/50Hz;0,75 kW; 25 vòng/phút Nhà sản xuất: SAMYANG - KOREA 18 Máy ép bùn băng tải Model: NBD- E 100 22 Kiểu băng đôi Lưu lượng: 2.6 -5.3 m3/h Công suất: 0.75HP Kích thước băng tải: 1000 mm 19 Đầu dò pH 20 TDS 21 Lưới chắn rác Vật liệu: thép không gỉ Chi phí đường ống, máng răng cưa, van, co, tê, ống trung tâm, chụp thu khí, phễu thu dầu, van giảm áp, bồn hấp thu khí, cánh khuấy inox, trục khuấy inox,… 23 Tủ điện, dây điện 24 Nhân công 25 Chi phí phát sinh khác STT Chất ô nhiễm Bảng 6: Hiệu quả xử lý trong từng công đoạn của HTXLNT Hiệu xuất xử lý Xử lý sinh học kỵ khí(%) Xử lý hóa –lý (%) COD 70 Xử lý sinh học hiếu khí(%) 65 90 Lọc và khử trùng (%) QCVN BOD5 10 70 60 90 100 SS 10 90 50 50 50 Coliform 90 0 0 0 100 Ghi chú: (*) QCVN 24:2009/BTNMT. 99 II. Phương án tổ chức quản lý, kinh doanh của Công ty 1. Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty 5.000 Chức năng nhiệm vụ của Công ty tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm phân bón vi sinh organic dạng rắn (viên, bột) và dung dịch dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời thực hiện nghiên cứu phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ sản xuất cho các tổ chức, cá nhân khác. 38 2. Đặc điểm tổ chức quản lí và hoạt động của Công ty Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Hội đồng N. Cứu phát triển công nghệ TỔNG GIÁM ĐỐC N. Cứu phát triển thiết bị khoa học Đào tạo chuyển giao công nghệ Đào tạo chuyển giao thiết bị PGĐ Sản xuất Phòng Vật tư Phòng KHS X kho, quỹ Phòng KT VH+N CKH PGĐ Kinh doanh Đội KCS Sale Phòng KH-TC Marketing SX C.S Khách hàng Khối HC-TH N.Cứu thị trườn g HC Tu sửa chữa, bảo dưỡng P. chế N.Sự Đào tạo 39 Xuất phát từ đặc điểm tình hình và điều kiện thực tế Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty gồm: Ban Giám đốc (03 người): Trong đó, Giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty, phụ trách công tác tài chính; 01 Phó Giám đốc: phụ trách sản xuất và Nguyên liệu; 01 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh,phát triển kháchhàng.Phòng Hành chính/Pháp chế Tổng hợp + Bộ phận hành chính (01 người): Chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hành chính văn phòng của Công ty. + Bộ phận háp chế (01 người): Chịu trách nhiệm các vấn đề về pháp lý, lao động, tiền lương, bảo hiểm, hợp đồng của Côngty. + Phòng kế toán (03 người): chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động bán hàng hóa Công ty sản xuất. Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, hàng tháng xác định tiền lương, tiền thưởng cho CBCNV; Báo cáo công tác kinh doanh, tài chính với Giám đốc. + Bộ phận bảo vệ (02 người): có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự trong Công ty, bảo vệ cơ sỏ vật chất, trang thiết bị của Công ty, trông giữ xe, hướng dẫn khách để xe đúng nơi quy định. Phòng NCKH, tư vấn, kỹ thuật, côngnhân: + Bộ phận NCKH, KT vận hành tư vấn kỹ thuật (03 người): chịu trách nhiệm nghiên cứu, ứng dụng, tư vấn áp dụng quy trình công nghệ vào sản xuất. + Bộ phận công nhân (khoảng 20 người, trong đó 10 lao động thường xuyên và 10 lao động thời vụ): Trực tiếp sản xuất sản phẩm của Công ty. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều hành hoạt động của dự án theo mô hình theo sơ đồ 10 2.1. Giải pháp về chính sách của dự án. Trước khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư sẽ lập kế hoạch tuyển dụng lao động kỹ thuật và lao động phổ thông trong khu vực dự án. Đồng thời tiến hành thuê chuyên gia chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, công nghệ sản xuất. 2.2. Giải pháp nguồn nước sử dụng: Nhà máy sự dụng nguồn nước máy hoặc khoan giếng chuyển nước lên tép 30 m3 . 40 CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG I. Đánh giá tác động môi trường 1. Giới thiệu chung Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường, hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. 2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường - Luật số: 72/2020/QH14 Ngày 17/11/2020. Luật bảo vệ môi trườngCủa quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việtnam - Nghị định Số: 54/2021/NĐ-CP. ngày 21 tháng 5 năm 2021 Quy định đánh giá sơ bộ tác động môi trường, nghị định của chính phủ - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015; - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP (Phần phụ lục) &Nghị định số 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017; - Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐCP; - Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số 26/2011/TT-BTNM; - Thông tư 26/2015/TT-BTNMT Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số01/2012/TT BTNMT; 3. Đối tượng, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường 3.1. Đối tượng Dự án đầu tư Công ty Cổ phần Khoa học và Công Nghệ HAMINT và Công ty CPPT Nông lâm nghiệp và Môi trường Việt Nam xin chủ trương đầu tư dự án: Thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; 41 Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây. Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí: QCVN05:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ Chủ đầu tư: Quyết định số: 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19/2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn: QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. 3.2. Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường bao gồm a) Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đầu tư với chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia Địa điểm dự kiến xây dựng dự án nằm trong Khu công nghiệp Bình Vàng, được chính phủ phê duyệt phát triển các ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ, do đó phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, tuy nhiên quá trình đầu tư xây dựng dự án, chủ đầu tư cam kết thực hiện nghiêm công tác bảo vệ môi trường theo Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 và Nghị định 40/2019/NĐ-CP và các quy định khác trong Khu công nghiệp. Chú trọng đến các nguồn gây ô nhiệm lớn đề có giải pháp giảm thiểu như khí thải, nguồn nước.. b) Nhận dạng, dự báo các tác động môi trường chính của dự án đầu tư đối với môi trường trên cơ sở quy mô, công nghệ sản xuất và địa điểm thực hiện dự án Dự án nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao có khả năng tác động chính đến môi trường Quy mô diện tích của nhà máy 4.0 ha thực hiện công suất khoảng 13 tấn nguyên liệu/ngày. Nhà máy xây dựng thuộc khu Công nghiệp nên quá trình sản xuất sẽ ảnh hưởng đến tác động môi trường xung quanh khu công nghiệp, như tiếng ồn, bụi, không khí, nước mặt. Mặt khác, nguồn nguyên liệu thu gom trong tỉnh chủ yếu là tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang chuyên chở bằng xe chuyên dung bịt kín không để khí thoát ra ngoài và nước thải nên phạm vi hoạt động ít tác động và ảnh hưởng rất nhỏ đến môi trường xung quanh. c) Nhận diện yếu tố nhạy cảm về môi trường của khu vực thực hiện dự án đầu tư theo các phương án về địa điểm (nếu có) Nhà máy dự kiến xây dựng và hoạt động trong khu công nghiệp nhân dân sống cách xa khu vực này nhà máy xây dựng các khu sản xuất và khép kín hệ thống nước thải 42 thành phần được xử lý nước và chất thải đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường nên không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh dân sống gần đó và khu vực sản xuất gần đấy. d) Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án về quy mô, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, địa điểm thực hiện dự án đầu tư và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường Quy mô của nhà máy sản xuất với công suất 13 tấn/ngày được áp dụng công nghệ hiện đại dây chuyền công nghệ tiên tiến được khép kín hoàn toàn từ khu nhập nguyên liệu đầu vào được xử lý xưởng khép kín 2 cửa được đóng mở xử lý bằng chế phẩm khử mùi và được quạt hút gió đẩy vào lò đốt nên ít phát tán mùi ra không khí. đ) Xác định các vấn đề môi trường chính và phạm vi tác động đến môi trường cần lưu ý trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường Nhà máy hoạt động có thể ảnh hưởng tác động môi trường xung quanh như chất thải khí, chất thải lỏng, chất thải rắn, tiếng ồn. Những vấn đề này nhà máy đã hạn chế được từ khâu vận chuyển đến khâu xử lý và đưa vào sản xuất. Nguyên liệu được đưa vào nhà xưởng khép kín được xử lý chế phẩm khử mùi phân loại các sản phẩm đưa vào tái chế an toàn còn lại xử lý đốt và chon lấp an toàn nên phát tán chất thải ra môi trường là rất nhỏ. Về môi trường đây là dự án có tính thân thiện môi trường vì nguyên liệu đầu vào là phế thải trong nông nghiệp và chất thải rắn nên trực tiếp xử lý được lượng phế thải lớn trong sản xuất, vì vậy cơ sở sẽ góp phần cải thiện môi trường xanh. Quá trình sản xuất Phân hữu cơ là sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ - giải pháp sinh thái học cho sản xuất nông nghiệp được đặc trưng bởi tính an toàn, bền vững, chất lượng và sản lượng cao, đòi hỏi sự áp dụng lồng ghép kiến thức bản địa và công nghệ tiên tiến. Phân hữu cơ có khác nhau đòi hỏi những điều kiện công nghệ khác nhau. Với Phân hữu cơ, yếu tố bản địa được thể hiện rõ nét hơn các loại phân vô cơ khác. Là sản phẩm dùng trong nông nghiệp hữu cơ, việc sản xuất Phân hữu cơ luôn có những đặc trưng riêng. Tuy nhiên, phát triển Phân hữu cơ cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với môi trường. Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhấtđịnhđến môi trường xung quanh khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của các hộ dân sinh sống xung quanh. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau: Giai đoạn thi công xây dựng. San lấp mặt bằng Diện tích 4,0 ha, xây dựng nhà xưởng hệ thống thoát nước đường giao thông nội bộ, hang rào bảo vệ …Thời điểm này có thể gây ra bụi, tiếng ồn nhưng cũng không lớn tác hại nhỏ với môi trường xung quanh Giai đoạn vận hành: Là giai đoạn máy móc thiết bị hoạt động được xây hàng rào xung quanh và dây chuyền khép kín xưởng sản xuất được cách âm có hệ thống thoát nước mưa và hệ thống xử lý nước thải đồng bộ vì vậy lượng khí thải ra môi trường hạn ché ít không ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh. 43 II. Nguồn gây ra ô nhiễm 1. Chất thải + Chất thải trong quá trình thi công xây dựng: Các loại bao bì đựng nguyên vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon, đất đá do các hoạt động đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác. + Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát ... trong quá trình vận chuyển của các thiết bị chuyên dụng đến nơi xây dựng. + Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra. + Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công. Chất thải khí: Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí quyển, khí thải có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi tháo dỡ các hạng mục công trình trong giai đoạn ngừng hoạt động. Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của động cơ máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ, thiết bị phục vụ cho thi công. Chất thải lỏng: Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường trong khu vực xây dựng khu Nhà máy gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận. Chất thải lỏng của dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng, nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa. + Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu và một lượng nhỏ dùng cho việc tưới tường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi phát tán vào môi trường xung quanh. Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ gồm các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất ô nhiễm thấm vào lòng đất. Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít, chủ yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh khác vì trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại, chỉ có một hoặc hai người ở lại bảo quản vật tư. + Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực xây dựng xuống các kênh rạch cận kề. Tuy nhiên, dự án đã có hệ thống thoát nước ngầm thu nước, do vậy kiểm soát được nguồn thải và xử lý nước bị ô nhiễm trước khi thải ra ngoài. Tiếng ồn gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng tập trung và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con đường sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85 dBA theo tiêu chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn: + Động cơ, máy móc thi công, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt. + Trong quá trình lao động như gò, hàn các chi tiết kim loại, và khung kèo sắt và quá trình đóng, tháo côp pha, giàn giáo, vận chuyển vậtliệu… + Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện … Bụi và khói + Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những bệnh về 44 đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân. Bụi và khói được sinh ra từ những lý do sau: + Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây dựng. + Từ các đống tập kết vật liệu. + Từ các hoạt động đào bới san lấp. + Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình đóng tháo có cos pha… 2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 2.1. Ảnh hưởng đến chất lượng không khí: Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do các hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng và tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm đáng chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NO2, CO, CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là không đáng kể, tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô nhiễm cho môi trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật. 2.2.Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt Hoạt động xây dựng công trình có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt. Do phải tiếp nhận lượng nước thải ra từ các quá trình thi công có chứa chất nhiễm bẩn cao gồm các hoá chất như vết dầu mỡ rơi vãi từ các động cơ máy móc trong quá trình thi công vận hành, nước thải sinh hoạt của công nhân trong các lán trại ... cũng gây ra hiện tượng ô nhiễm, bồi lắng cho nguồn nước mặt. 2.3.Ảnh hưởng đến giao thông Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ công tác thi công xây dựng lắp đặt lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình. Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió và trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng đến. Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong quá trình thi công. Thu gom và xử lý chất thải: Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với khu vực xây dựng công trình. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi bàn giao và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của dự án và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau: 45 Chất thải rắn: Đây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong qúa trình thi công bao gồm đất, đá, giấy, khăn vải,... là loại chất thải rất khó phân huỷ, đòi hỏi phải được thu gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp. Những nguyên vật liệu dư thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi quy định thuận tiện cho việc tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Những loại rác thải khó phân huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa công trường thi công, sao cho tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Các phương tiện vận chuyển đất đá san lấp bắt buộc dùng tấm phủ che chắn, giảm đến mức tối đa rơi vãi trên đường gây ảnh hưởng cho người lưu thông và đảm bảo cảnh quan môi trường được sạch đẹp. Chất thải khí: Sinh ra trực tiếp trong quá trình thi công từ các máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng chất thải khí ra ngoài môi trường, các biện pháp có thể dùng là: Đối với các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công và các động cơ khác cần thiết nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp. Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu chuẩn kiểm định và được chứng nhận không gây hại đối với môi trường. Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra. Chất thải lỏng: Chất thải lỏng sinh ra trong quá trình xây dựng sẽ được thu gom vào hệ thống thoát nước hiện hữu được bố trí quanh khu vực nhà xưởng. Nước thải có chứa chất ô nhiễm sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý, còn nước không bị ô nhiễm sẽ theo hệ thống thoát nước bề mặt và thải trực tiếp ra ngoài. Tiếng ồn: Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho công nhân trong quá trình thi công, sắp xếp công việc một cách hợp lý khoa học để mức độ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trong khu vực xây dựng và ở khu vực lân cận là nhỏ nhất. Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị. Thông thường chu kỳ bảo dưỡng đối với thiết bị mới là 4-6 tháng/lần, thiết bị cũ là 3 tháng/lần. Bố trí cách ly các nguồn gây ồn với xung quanh nhằm làm giảm tác động lan truyền của sóng âm. Để biện pháp phân lập đạt hiệu quả cao hơn cần cách lý và bố trí thêm các tường ngăn giữa các bộ phận. Trồng cây xanh để tạo bóng mát, hạn chế lan truyền ồn ra môi trường. Hạn chế hoạt động vào ban đêm. Bụi và khói: Trong quá trình thi công xây dựng bụi và khói là những nhân tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công nhân lao động, nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công 46 nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, về mắt ... làm giảm khả năng lao động. Để khắc phục những ô nhiễm đó cần thực hiện những biện pháp sau: Sử dụng nguyên vật liệu ít gây hại, thiết bị chuyên chở nguyên vật liệu phải được che chắn cẩn thẩn tránh rơi vãi. Thường xuyên rửa xe để tránh phát sinh bụi, đất cát trong khu đô thị khi di chuyển. Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình trạng khói bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt.... III. Kết luận Dựa trên những đánh giá sơ bộ tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá trình thực thi dự án có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực dự án và khu vực lân cận ở mức độ thấp, không tác động nhiều đến môi trường, có chăng chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không có tác động về lâu dài. 47 CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư cho Dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC CÔNG NGHỆ CAO ược lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây: Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH 13 ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lýchiphí đầu tư xây dựng; Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư 16/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xâydựng; Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình. 2. Nội dung tổng mức đầu tư 2.1. Nội dung Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh công nghệ cao tại Vị Xuyên, Hà Giang làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Tổng chi phí đầu tư bao gồm chi phí xây lắp công trình, máy móc trang thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. Ngoài ra, còn có lãivay trong thời gian xây dựng và khoảng dự phòng phí chiếm 10% các loại chi phí trên. 2.2. Chi phí quản lý dự án - Chi phí quản lý dự án tính theo Định mứcchi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tưxây dựng công trình. - Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việcquản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: - Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư - Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm trathiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. - Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; 48 - Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình Chi phí khởi công, khánh thành Tổng mức đầu tư của dự án: 60.000.000.000 đồng. Quy đổi USD: 2.661.343 USD. 3. Tiến độ thực hiện dự án - Phê duyệt chủ trương đầu tư Qúy I/2022Hoàn thành thủ tục pháp lý; - Khảo sát mặt bằng lập phương án quy hoạch Quý II/2022; - Phê duyệt chủ trương giao đất, cho thuê đất Quý III/2022; - Xây dựng quy hoạch chi tiết Quý IV/2022; - Xây dựng công trình nhà xưởng và công trình phụ trợ từ quý I/2023- quý III/2024; - Lắp đặt hệ thống máy móc, trang thiết bị nhà máy từquý I/2023- quý III /2024; - Chuyển giao và tiếp nhận Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học công nghệ cao từ quý IV/2023- quý III/2024; - Hoạt động Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao dạng rắn quý IV/2024; - Hoạt động Sản xuất chế phẩm sinh học công nghệ cao dạng lỏng quý IV/2025; - Xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, phòng thí nghiệmquý I/2023- quý III/2024; - Xây dựng công trình phụ trợ từ 1 quý I/2023- quý III/2024. 4. Nguồn Vốn Tổng số vốn đầu tư ban đầu: 60.000.000.000 đồng, trong đó: - Vốn tự có của Công ty: 30.000.000.000 đồng (tương đương 50%) - Vốn huy động từ tổ chức ngân hàng, tín dụng: 30.000.000.000 đồng (tương đương 50%) TT - Tổng mức đầu tư quy đổi ra USD: 2.661.343USD. Bảng 7: Khái toán kinh phí dự án Giá trị trước thuế Khoản mục Đơn vị I Đầu tư cơ bản Thuế GTGT Giá trị sau thuế 1 Chi phí xây dựng 49,819,380,000 4,981,938,000 54,801,318,000 đồng 2 Chi phí thiết bị 21,564,380,000 2,156,438,000 23,720,818,000 đồng 27,655,000,000 2,765,500,000 30,420,500,000 3 Chi phí lắp đặt, chuyên gia, chuyển giao công nghệ đồng 600,000,000 60,000,000 660,000,000 49 50 II Chi phí quản lý dự án đồng 801,344,526 40,067,226 841,411,753 III Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng đồng 1,320,513,659 132,051,366 1,452,548,757 IV Chi phí tiền đất đồng 0 0 V Lãi vay trong thời gian xây dựng đồng 0 0 VI Dự phòng phí đồng 2,610,438,413 0 2,610,438,413 VII Chi phí khác đồng 267,530,071 26,753,007 294,283,078 Tổng mức đầu tư đồng 54,819,206,669 5,180,809,599 60,000,000,000 5. Dự kiến lao động Bảng 8: Chi phí lương, công STT Nội dung chi phí Đơn vị Chi phí Tổng Đồng/năm 8.358.120.000 1 Tiền lương + BHXH Đồng/năm 6.313.320.000 2 Chi phí quản lý Đồng/năm 1.022.400.000 3 Chi phí duy tu, bảo dưỡng Đồng/năm 1.022.400.000 TT Nội dung Số lượng Đơn giá lương/tháng Thành tiền/năm A Ban giám đốc 1 Giám đốc điều hành 1 25.000.000 300.000.000 2 Phó Giám đốc 2 20.000.000 480.000.000 B Cán bộ văn phòng và vận hành B.1 Vận hành sản xuất 1 Trưởng phòng vận hành và KCS 1 10.000.000 120.000.000 2 Trưởng phòng vật tư 1 10.000.000 120.000.000 3 Nhân viên kế hoạch sản xuất 1 10.000.000 120.000.000 4 Nhân viên kỹ thuật sản xuất(Phòng NCKH) 4 13.000.000 624.000.000 5 Lái xe, máy nâng, máy xúc 3 8.000.000 288.000.000 6 Thủ kho 1 8,000,000 96,000,000 7 Công nhân vận hành sản xuất, Phân loại rác 16 5.750.000 1.104.000.000 51 B.2 Bán hàng 1 Trưởng phòng bán hàng 1 20.000.000 240.000.000 2 Chuyên viên 6 10.000.000 720.000.000 B.3 Tài chính kế toán - 1 Kế toán trưởng 1 15.000.000 180.000.000 2 Chuyên viên 2 8.000.000 192.000.000 3 Thủ quỹ 1 8.000.000 96.000.000 B.4 Văn phòng - 1 Trưởng phòng 1 10.000.000 120.000.000 2 Chuyên viên 2 8.000.000 192.000.000 4 Bảo vệ 2 5.000.000 120.000.000 Tổng 46 5.112.000.000 CHƯƠNG VII: HIỆU QUẢ KINH DOANH Những tác động quan trọng do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành (tạo việc làm, nộp ngân sách, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ...) 1. Hiệu quả kinh tế của Dự án - Giá bán thành phẩm nguyên liệu bình quân đ/1sp: + Phân vi sinh dạng rắn và bột: 10.000đồng/kg + Dung dịch dinh dưỡng: - Chi phí cho 1sản phẩm: + Phân vi sinh dạng rắn: + Dung dịch chế phẩm sinh học: - Hiệu quả Dự án, lãi: 2. Hiệu quả về môi trường 45.000đồng/Lít 29.850 đồng 2.684 đồng/kg 27.166 đồng/Lít 25.150 đồng/01SP. Dự án xây dựng nhà máy đem lại rất nhiều lợi ích cho môi trường đó là: - Thứ nhất thu gom chất thải chăn nuôi thải hàng ngày tập trung vào nhà máy giảm thiểu cho ra ngoài môi trường khu vực huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.. - Thứ hai là sản xuất phân bón vi sinh cho nông nghiệp tỉnh Hà Giang nói riêng là điều tất yếu tạo tiền đề cho nhân dân tỉnh Hà Giang có nguồn phân bón hữu cơ và chất dinh dưỡng ra môi trường không bị ô nhiễm. Tạo ra môi trường trồng chăm sóc cây hoàn toàn không có hóa chất cũng có góp một phần nhỏ chống biến đổi khí hậu, xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ nguyên liệu từ rác thải là tạo ra môi trường xanh sạch đẹp. 3. Hiệu quả về xã hội - Ngày một nâng cao giá trị kinh tế của cây trồng, hàng năm giải quyết được việc làm tại chỗ cho lao động tại địa phương, làm tăng thu nhập cho người dân tại vùng Dự án, thực hiện xoá đói giảm nghèo, nhằm ổn định dân cư cho nhiều hộ gia đình nhân dân trong vùng, góp phần bảo vệ tốt tài nguyên hiện có, giữ gìn an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trong khu vực. - Tạo việc làm cho lao động tại địa phương: 40 người/năm. - Nộp ngân sách Nhà Nước từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, các loại thuế, phí khác trung bình khoảng 1,8 tỷ/năm. 4. Kết luận hiệu quả dự án Chỉ tiêu đánh giá: - Tính cho Hệ số chiết khẩu: 10% - Giá trị hiện tại thuần: NPV: 54.806.099.851 đồng - Tỷ suất lợi nhuận nội bộ IRR: 28,53% - Thời gian hoàn vốn (không tính thời gian xây dựng): 4 năm 5,2 tháng 52 - Điểm hòa vốn: 26,6% - Thu nhập sau thuế/ Vốn đầu tư bình quân (ROI): 8,2 % Qua các tiêu chí đánh giá trên hiệu quả của dự án có tính khả thi cao. 53 I. KẾT LUẬN CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đầu tư dự án sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và chất dinh dưỡng cho cây trồng có hiệu quả thiết thực về kinh tế và môi trường. Việc thực hiện đầu tư Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học ở Vị Xuyên góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang Báo cáo thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh là cơ sở để nhà đầu tư riển khai các nguồn lực để phát triển. Không chỉ tiềm năng về kinh tế về thị trường nguyên liệu đầu vào và đầu ra cho sản phẩm mà dự án còn rất khả thi đối với thực tế hiện nay. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư đồng thời góp phần cải thiện môi trường trên địa bàn Vị Xuyên. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động. Đặc biệt là dự án ra đời giải quyết mối quan tâm lo lắng của người nông dân, giúp họ cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường. Vậy dự án thực hiện sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi như sau: (1) Mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư, (2) cải thiện tư tưởng và đời sống cho người nông dân Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, chủ trương kêu gọi đầu tư của nhà nước. II. KIẾN NGHỊ Thị trường đang có nhu cầu lớn về xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh do đó việ c ra đời của dự án rất phù hợp với tình hình chung của xã hội, đặc biệt là của tỉnh Hà Giang trong vấn đề đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa của tỉnh nhà và tăng cường bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho nhiều người. Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ HAMINT và Công ty CPPT Nông lâm nghiệp và Môi trường Việt Nam xin đề nghị các cấp ban nghành tỉnh Hà Giang tạo điều kiện miễn giảm thuế đất và ưu đãi thuế khác tạo điều kiện cho Công ty đầu tư xây dựng nhà máy sớm được đưa vào hoạt động tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đề nghị Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang sớm thẩm định và phê duyệt Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học công nghệ cao tại huyện Vị xuyên để chủ đầu tư có căn cứ triển khai./. 54 55 56

Fanpage facebook