Nước ngoài dùng 'bột lạ' làm bò tăng 100kg/tháng trước khi đưa về Việt Nam
Nước ngoài dùng 'bột lạ' làm bò tăng 100kg/tháng trước khi đưa về Việt Nam
Cách Bói Bài Tây Linh Nghiệm Ít Người Biết
25 Nghề Có Thể Kiếm Lợi Nhuận 10 Triệu Mỗi Ngày
Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An
Những con bò được nhập về các trang trại với trọng lượng từ 300 – 350 kg, sau vài tháng vỗ béo với sự hỗ trợ của những loại bột không rõ tên, những con bò đã đạt trọng lượng từ 500 – 550 kg.
Mới đây, VTV8 đã đăng tải phóng sự “Phương pháp vỗ béo bò bí ẩn và bò nhập ngoại "3 không", khiến dư luận sốc nặng trước những màn “hô biến” vỗ béo bò thần tốc của các trang trại nước ngoài.
Theo phóng sự này, nơi những trang trại bò được nhắc đến ở trên là một trong những quốc gia được thương lái Việt lựa chọn nhập khẩu bò nhiều nhất. Tuy nhiên, người dân tại đây lại hầu như không ăn thịt bò.
Hình ảnh trong phóng sự cho thấy, một trang trại có quy mô khoảng 10ha, với cả nghìn con bò các loại bò giống thuần chủng, bò gầy nhập để vỗ béo. Tất cả đều để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Tại đây, bò được xuất đi mỗi ngày.
>>> Tham khảo thêm về các cách Xử lý chất thải chăn nuôi bò hiện đại sinh lời cao
Theo đó, một tháng bò lên được khoảng 100kg, chỉ với cỏ, rơm, sắn và được trộn thêm một loại thuốc không rõ tên.
Về nỗi lo nhập bò về Việt Nam gặp khó khăn, chủ trang trại cho rằng, ở tỉnh này chỉ có nuôi bò. Riêng trang trại này mỗi ngày đưa qua Việt Nam 2 xe, mỗi xe 30-40 con. Đã làm ăn với Việt Nam từ rất lâu.
Chỉ riêng trang trại này mỗi ngày đã cung cấp cho Việt Nam khoảng 100 con bò.
Cách địa phương này 170km, một địa phương khác cũng là nơi có nhiều trang trại được thương lái tuyển bò đưa về Việt Nam. Chủ trang trại tại đây cho biết: “Nuôi 3 tháng lên khoảng 200kg, có chất riêng của họ nhưng họ không nói. Mình muốn nó lớn hơn thì thêm 1 đến 2 chén vào”.
Người này cũng tiết lộ loại chất này có giá khoảng 3 triệu đồng cho 25kg.
Những con bò được nhập về các trang trại với trọng lượng từ 300 – 350 kg, sau vài tháng vỗ béo với sự hỗ trợ của những loại bột không rõ tên, những con bò đã đạt trọng lượng từ 500 – 550 kg.
Muốn thịt bò được đỏ, đẹp ít mỡ và giảm đến mức thấp nhất lượng thịt hao hụt, các thương lái sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển bò từ trang trại nước ngoài tới lò mổ tại Việt Nam.
Về những chất lạ trên, VTV đã chuyển đến Viện kiểm nghiệm an toàn Vệ sinh thực phẩm Quốc gia, theo các chuyên gia, hàm lượng chất Salbutamol có trong bột này cao gấp 123 lần tiêu chuẩn cho phép.
Điều này góp phần lý giải về việc thịt những con bò nhập ngoại có hàm lượng Salbutamol cao gấp cả nghìn lần cho phép.
Tại một cửa khẩu nước bạn tiếp giáp với một nước trung gian, đây là điểm nối gần nhất để những con bò nhập ngoại theo đường bộ được đưa về Việt Nam.
Sau khi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất tại nước trung gian, xe chở bò di chuyển khoảng 10kg đến một địa điểm trung chuyển của Công ty nhập khẩu Việt Nam trên nước bạn.
Theo nguồn tin trên, đây là một trong 3 công ty, chuyên nhập khẩu bò tại khu vực miền Trung. Với các công ty trung gian này, thương lái Việt phải trả khoảng 50 triệu đồng cho 1 xe chở khoảng 20 con bò. Với giá thành này, bò sẽ được đưa đến tận lò mổ tại Việt Nam.
Tiết lộ của nhân viên tại tại đây cho biết, cao điểm chạy được khoảng 60 xe một ngày.
Sau khi nhập cảnh qua cửa khẩu một tỉnh miền Trung của Việt Nam. 15 phút sau xe chở bò đã về đến khu cách ly. Theo VTV, những chuyến xe chở bò “3 không”. Không cần xét nghiệm kiểm dịch động vật. Không cần tiêm vaccine lở mồm long móng. Không cần phun tiêu độc khử trùng.
Thế nhưng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh vẫn được cấp ngay lập tức.
Theo giấy chứng nhận được cấp, tất cả các công đoạn kiểm dịch đều được thực hiện cách trước đó cả tuần, thậm chí cả tháng. Dù xe chở bò trong buổi sáng cùng ngày vẫn nằm trên nước bạn.
“Thường thì một tài xế chạy 6 – 8 chuyến trong 1 tháng và có mấy chục xe. Thường xe bò khi về Việt Nam sẽ được chở đi tiêu thụ ngay, xe nào bò yếu sẽ được để nghỉ ngơi hôm sau vận chuyển”, tài xế tiết lộ.
Tài xế tiết lộ, bò về là có giấy kiểm dịch. 10 con cũng có giấy. Một bộ giấy kiểm dịch có giá khoảng 500 – 1 triệu đồng.
22h đêm hôm trước còn ở khu vực giáp biên giới, 6h sáng hôm sau, xe bò đã có mặt ở Phú Xuyên, Hà Nội. Hoặc bất kỳ tỉnh thành nào nếu muốn.
Theo VTV, những con bò còn nguyên thẻ tai được bấm ở nước ngoài, nhập khẩu qua một loạt trạm kiểm dịch động vật tỉnh thành mà không hề thấy có cán bộ kiểm dịch nào xuất hiện.
Vận chuyển nhanh sẽ quay vòng dòng tiền nhanh, quan trọng là bò kịp mổ trước khi bị lở loét, phát sinh biến chứng từ thuốc tăng trưởng.