Kinh tế cao từ chất thải chăn nuôi sản xuất phân bón hữu cơ

Quản lý và sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi sản xuất phân bón hữu cơ

Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An
Canada: Saskatchewan muốn hợp tác với Việt Nam khai thác đất hiếm
Nước ngoài dùng 'bột lạ' làm bò tăng 100kg/tháng trước khi đưa về Việt Nam
Đa dạng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Trước thực tế đó, nhiều chính sách và công nghệ xử lý ô nhiễm chất thải chăn nuôi đã và đang được áp dụng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là “Không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế”.

Lượng lớn chất thải không được tận dụng

Theo số liệu thống kê của Bộ NNPTNT, Việt Nam có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn và gia cầm. Hàng năm, nước ta có khoảng 64 triệu tấn chất thải rắn và khoảng trên 63 triệu tấn chất thải lỏng từ chăn nuôi. Nhưng một lượng lớn chất thải chăn nuôi không được tận dụng để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

Theo Ban quản lý các dự án nông nghiệp, nhiều trang trại, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi lợn thịt đang áp dụng quy trình chăn nuôi sử dụng rất nhiều nước để làm mát và làm vệ sinh dẫn đến chất thải lỏng không thể thu gom nên chỉ còn cách xả trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các hầm khí sinh học) xuống nguồn nước.

Kết quả khảo sát của dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP) cho thấy, người dân sử dụng từ 30 – 50 lít nước/ngày để làm vệ sinh và làm mát cho lợn. Nếu tính trung bình mỗi con lợn thịt sẽ tốn khoảng 30 lít/ngày.

 

nuoc-thai-chan-nuoi

 

Trong khi đó, chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam có tỷ lệ chất khô rất thấp (dưới 0,8%), hầu như không thể thu gom làm phân chuồng nên chỉ còn cách xả xuống nguồn nước thông qua hệ thống thoát nước hoặc cho xuống hầm khí sinh học (biogas), sau đó tiếp tục qua một hệ thống hồ lắng, hồ sinh học để lọc sạch nước thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường.

Ban quản lý các dự án nông nghiệp đánh giá, mặc dù biện pháp khí sinh học đang được áp dụng phổ biến ở nước ta để xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, do vận hành hệ thống hầm biogas khá tốn kém và hiệu quả kinh tế thấp nên hầu hết các chủ trang trai chỉ làm hầm biogas mang tính chất đối phó.

Hướng đi mới

Trước thực tế đó, nhiều chính sách và công nghệ xử lý ô nhiễm chất thải chăn nuôi đã và đang được áp dụng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là “Không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế”.

Về mặt công nghệ, Ban quản lý các dự án nông nghiệp đề xuất Bộ NNPTNT nghiên cứu, hướng dẫn người dân các công nghệ về xử lý nước thải chăn nuôi làm nguồn nước dinh dưỡng tưới cho cây trồng xung quanh trang trại. Đồng thời, nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ thu gom và sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi ở quy mô lớn cho các doanh nghiệp; công nghệ chăn nuôi tiết kiệm nước phù hợp với từng địa phương…
Xuất phát từ những nghiên cứu thực tế trong xử lý môi trường chăn nuôi của người dân, dự án LCASP đã đề xuất thay đổi quan điểm coi chất thải chăn nuôi là “nguồn chất thải phải xử lý thật sạch để khi xả ra môi trường khỏi gây ô nhiễm” sang quan điểm coi chất thải chăn nuôi là “nguồn tài nguyên cần được sử dụng để tạo thu nhập bổ sung cho người dân”.

Với quan điểm đó, dự án LCASP đề xuất chuyển hướng công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi từ dựa chủ yếu vào công nghệ khí sinh học như hiện nay sang sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn làm phân bón hữu cơ, chất thải lỏng làm nguồn nước dinh dưỡng tưới cho cây trồng.

Ban quản lý các dự án nông nghiệp cho rằng, chính sách, công nghệ và tổ chức sản xuất cũng cần thiết được điều chỉnh. Trong đó, Bộ NNPTNT cần ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sử dụng nước thải chăn nuôi dùng trong trồng trọt; có chính sách khuyến khích người dân đầu tư các công nghệ sử dụng nước thải chăn nuôi cho mục đích trồng trọt.

Cùng với đó, Bộ TNMT bổ sung các quy định về tiêu chuẩn mang tính định lượng về ô nhiễm chất thải khí cho các trang trại chăn nuôi nhằm giảm tình trạng phát thải khí nhà kính và gây ô nhiễm mùi cho các khu dân cư quanh trang trại.

Bộ NNPTNT cũng cần có chính sách khuyến khích phát triển phân bón hữu cơ truyền thống, phân bón hữu cơ thương phẩm từ chất thải chăn nuôi. Bởi lẽ, hiện các doanh nghiệp đang rất cần các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế và hỗ trợ tài chính nhằm hình thành được các chuỗi giá trị về thu gom, sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi.

 

san-xuat-phan-huu-co-tu-phan-chuong

 

Đơn vị tư vấn công nghệ sản xuất phân hữu cơ

Nhắc tới sản xuất phân bón hữu cơ thì khu vực miền Bắc _Trung đã không còn xa lạ với Máy Phân Bón SHB. Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm và hoàn thiện thành công đi vào hoạt động rất nhiều dây chuyền sản xuất phân bón từ phân chuồng, rác thải,... cho kinh tế cao. Chế tạo theo yêu cầu sử dụng vì vậy giá thành cạnh tranh nhất, bảo hành bảo trì đơn giản, nhanh chóng. 

Fanpage facebook