Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mận hiệu quả 2022
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mận hiệu quả 2022
Cách Bói Bài Tây Linh Nghiệm Ít Người Biết
25 Nghề Có Thể Kiếm Lợi Nhuận 10 Triệu Mỗi Ngày
Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An
Mận là cây ăn trái được ưa thích, được trồng nhiều ở nước ta. Để thành công với mô hình trồng mận, bà con cần nắm vững quy trình kỹ thuật trồng để cây phát triển tốt cho năng suất cao, thời gian thu hoạch nhanh và chất lượng của quả cao, ngon và ngọt.
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận hiệu quả nhất
Thời vụ
Mận có thể trồng được vào hai vụ trong năm: vụ xuân trồng vào tháng 2, tháng 3, vụ thu trồng vào tháng 8, tháng 9 dương lịch. Trong đó trồng tốt nhất là vào vụ xuân, khi cây mận rụng lá và chuẩn bị đâm chồi cũng là khi trồng có tỷ lệ sống cao nhất. Trồng vào vụ này ta có thể đánh rễ trần để trồng mà vẫn đạt tỷ lệ sống rất cao trên 95%. Ngược lại khi cây con đã nảy mầm nếu trồng rễ trần tỷ lệ cây chết có thể lên đến 60%.
Chọn giống
Chọn cây khỏe mạnh không sâu bệnh, có thể trồng bằng cây ghép có bầu đất hoặc cây rễ trần. Tiêu chuẩn cây giống: Cây con rễ trần tuổi từ 12 – 24 tháng, chiều cao cây từ 35 cm trở lên, đường kính gốc từ 0,6- 0,8 cm, đường kính cành ghép đo trên mắt ghép 2 cm từ 0,6- 0,7 cm. Cây không bị sâu bệnh, cụt ngọn hoặc chưa ra lộc non.
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng mận có độ mùn 2- 2,5%, có tầng dày trên 50cm, đất tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước. Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60 cm hoặc 50 x 60 x 70 cm. Đào để riêng lớp đất mặt để cho xuống đáy hố. Đất có độ dốc nhỏ hơn 7% hố trồng ngang bằng mặt đất, độ dốc lớn hơn hố trồng có thể thấp hơn mặt đất 10 – 20 cm.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận
Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, moi một hốc ở chính giữa hố, đặt cây vào hốc theo thế tự nhiên, lấp đất. (Chú ý không lấp kín vết ghép). Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10 - 15 lít nước cho mỗi gốc.
Sau trồng khoảng 1 - 2 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng nước giải, nước phân pha loãng theo tỉ lệ 1/10, cách gốc 50 – 60 cm.
Trồng bằng cây ghép chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dưới mắt ghép, vì đó là mầm của gốc ghép.
Sau trồng một năm cây đã có thể cho thu hoạch quả, hàng năm có thể bón lượng phân cho một cây lượng phân như sau:
Phân gà hữu cơ (Phân Gà Tuyết): Bón 10-15kg Phân Gà Tuyết. Có thể bón xung quanh tán cây và bồi lớp đất bùn mỏng hay đào 3-4 hố kích thước 40x40x40cm ở khoảng giữa tán cây bón phân vào hố và lấp đất lại. Càng bón Phân Gà Tuyết thường xuyên càng giảm dần được phân hóa học, chăm sóc lại nhàn vì đất và cây rất khỏe
Phân hóa học: Năm thứ nhất: Bón cho cây khoảng 500 gram phân NPK 16-16-8. Chia ra 4-5 lần bón trong năm; năm thứ hai bón gấp đôi lượng phân năm thứ nhất, chia ra 3-4 lần bón; thời kỳ cho hoa trái bón 1,5-3kg phân NPK 20-20-15, chia ra làm nhiều lần bón (nên cắt bỏ bớt 50-60% bông trái nhằm giúp tăng phẩm chất). Cần tăng cường Kali vá Canxi nhằm giúp trái có màu tươi đẹp và vị ngọt hơn. Thu hoạch xong có thể bón tiếp cho cây 0,5-1 kg phân NPK 20-20-15 cho cây nhanh chóng phục hồi để cho hoa trái đợt tiếp theo.
Hàng năm sau thu hoạch quả cần tỉa bỏ những cành la, cành bị sâu bệnh, cành tăm hương để cây thông thoáng, hạn chế chỗ trú ngụ của sâu bệnh.
Khi cây mận cao 50 - 60 cm thì tiến hành bấm ngọn để cây ra cành cấp 1, chọn 3 - 4 cành xung quanh tán cây, nuôi dưỡng cành dài 50 – 60 cm thì tiến hành bấm ngọn, để 2 - 3 cành cấp 2 trên mỗi cành cấp 1. Khi cành cấp 2 dài 40 - 50 cm thì tiến hành bấm ngọn để sinh ra cành cấp 3, đây là cấp cành chính tạo quả trên cây. Hàng năm đốn tỉa đến cấp cành này để thu hoạch quả, không được để cành vươn quá dài, khó quản lý quả và tranh chấp ánh sáng, dinh dưỡng.
Chú ý: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Phòng trừ một số loại sâu bệnh cho cây mận
Rệp mận: Phòng trừ rệp bằng cách phun thuốc Sherpa 0,2% vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 để hạn chế nguồn gây hại trên lộc xuân. Hoặc dùng Trebon, Applaud trừ rệp cuối thời kỳ lộc xuất hiện rộ, nồng độ theo khuyến cáo của hãng sản xuất.
Sâu đục ngọn: Dùng thuốc Regent , Padan phun 2 lần vào cuối mùa xuân đầu mùa hè và đầu mùa thu.
Sâu đục thân: Dùng các loại thuốc Trebon, Decis 0,1% tẩm bông nhét vào lỗ sâu đục, phun diệt trứng sâu.
Bệnh thủng lá: Phòng trừ bằng cách đốn cây, tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho vườn quả và tán cây, vệ sinh và tiêu huỷ các lá bệnh. Phun phòng trừ bằng thuốc Mancozeb 80%, Ridomin 35%... liều lượng như khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bệnh phấn trắng: Phòng trừ bằng cách đốn tỉa cây, tạo độ thông thoáng trong tán lá để giảm nguồn lưu trữ bệnh. Dùng thuốc thuốc Mancozeb 80%, Ridomin 35% để phun phòng trừ.
Bệnh thối nâu: Phòng trừ bằng cách phun thuốc trừ nấm Cacbendazim, Rovral… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì trước khi thu hoạch 30 ngày để hạn chế sự xâm nhập của nấm vào quả.
Bệnh khô cành: Phòng trừ bằng thuốc bordeaux ít tác dụng. Cắt cành khô đem đốt, tháng 12 khi cây ngừng sinh trưởng, làm giảm bệnh.
Bệnh nấm đỏ (Polystigma rubrum): Phòng trừ bằng bằng thuốc bordeaux rất có hiệu lực.
Thu hoạch
Mùa mận chín là tháng 5-6 ở đồng bằng, tháng 7-8 ở miền núi. Xác định độ chín căn cứ vào màu sắc quả. Vị trí chuyển màu trước tiên là vết lõm ở đuôi quả nơi xa cuống nhất. Màu xanh nhạt dần chuyển sang vàng nhạt rồi vàng sẫm, đỏ hoặc tía tùy giống.
Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm dập nát, sây sát. Quả thu hái xong cần đặt vào sọt có lót rơm rạ hoặc thùng gỗ, hộp cứng để vận chuyển không bị dập nát. Bảo quản mận ở nơi khô, mát, thoáng./.