Rau tồn dư thuốc bảo vệ thực vật làm thế nào để không gây hại?
Rau củ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật làm thế nào để không gây hại sức khoẻ?
Cách Bói Bài Tây Linh Nghiệm Ít Người Biết
25 Nghề Có Thể Kiếm Lợi Nhuận 10 Triệu Mỗi Ngày
Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An
Kết quả kiểm tra mới đây của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố cho thấy, gần 50% mẫu rau quả được lấy ở các chợ đầu mối Thành phố còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
- Thưa bác sĩ, ông nhận định như thế nào về tình trạng rau củ quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật?
Thực tế cho thấy rằng, khi nhà nông trồng các loại rau củ quả thì đều mong muốn rằng đem lại dinh dưỡng và sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên trong quá trình trồng các loại rau củ quả này, để mang lại năng suất cao thì người trồng đều sử dụng thuốc hay phân bón để hỗ trợ cho các loại nông sản.
>>> Cách sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao
Những loại thuốc bảo vệ thực vật giúp người trồng chống lại các mầm bệnh từ thiên nhiên trong quá trình trồng và chăm sóc. Tuy nhiên những chất này nếu không được kiểm soát đúng theo quy định của ngành NN&PTNT và đúng khuyến cáo của ngành Y tế thì sẽ bị tồn dư lại các chất này trong rau củ.
Theo như báo cáo tổng kết 6 năm thí điểm thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm TPHCM vừa qua cho thấy vẫn còn có các mẫu rau, củ, quả tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài danh mục được phép sử dụng.
- Bác sĩ có thể nói rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng rau củ quả buôn bán ở chợ hiện nay còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật?
Theo tôi có một số lý do dẫn đến tình trạng rau củ quả buôn bán ở chợ hiện nay còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật như sau:
Thứ nhất, trong quá trình trồng và chăm sóc vẫn còn một số nông dân thiếu hiểu biết, không quan tâm đến những khuyến cáo của ngành y tế, ngành nông nghiệp dẫn đến sử dụng một số hoá chất bị cấm, bị hạn chế sử dụng.
Thứ hai, cho dù thuốc bảo vệ thực vật đó được cho phép sử dụng thì vẫn phải đảm bảo theo đúng quy trình, có khoảng thời gian tối thiểu để thuốc bảo vệ thực vật trên rau củ không bị tồn dư. Tức là khi đến tay người tiêu dùng, lượng thuốc này phải bị biến mất hoàn toàn, nếu còn thì phải ở dưới mức quy định không gây hại cho người sử dụng. Tuy nhiên, đôi khi khoảng thời gian cách ly này vẫn chưa đảm bảo nên dẫn đến tình trang bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ khi đưa ra chợ.
Thứ ba, các chuyên gia cũng nhận thấy rằng ngoài việc chăm sóc và nuôi trồng ra thì rau củ sau khi thu hoạch còn được vận chuyển, lưu kho (tham khảo các loại Kho lạnh bảo quản nông sản). Trong quá trình này, đôi khi các hoá chất được phun trong kho hay phương tiện vận chuyển, bảo quản chưa được đảm bảo đúng quy định cũng dẫn đến tình trạng trên.
- Vậy người dân khi mua rau củ về phải tự xử lý ra sao, thưa bác sĩ?
Để loại bỏ những bụi bẩn, ký sinh trùng, thuốc bảo vệ thực vật chúng ta cần chia làm 2 loại.
Đối với những loại rau có cọng lá nhỏ như rau bồ ngót, muống, cải,... khi rửa chúng ta để vào thau nhiều nước và khuấy vài vòng và thay nước lặp lại 2-3 lần.
Đối với những loại rau cọng lá to như xà lách, cải bẹ xanh,... thì trong quá trình rửa chúng ta cần rửa từng lá một dưới vòi nước rửa mạnh.
Ngoài ra, sau khi rửa xong chúng ta có thể rửa lại bằng nước muối loãng 0.9% sẽ giúp an toàn hơn.
- Việc sử dụng những loại rau củ còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân ra sao?
Khi chúng ta sử dụng những loại rau củ này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,... Đồng thời, ảnh hưởng đến tim mạch, làm cho huyết áp hạ.
Ngoài ra, còn tổn hại đến thần kinh như co giật, ngất xỉu, thậm chí hôn mê nếu bị nhẹ chúng ta có thể sơ cứu bệnh nhân tại chỗ, trong trường hợp bị nặng cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất và đồng thời sơ cứu và cấp cứu cho nạn nhân.
- Bác sĩ có lời khuyên gì tới người dân khi mua rau củ quả ngoài chợ về sử dụng?
Khi lựa chọn rau củ ngoài chợ về dụng chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Nên mua ở những nơi có thương hiệu, uy tín và an toàn. Những nơi rau củ có nguồn gốc, có nhãn hiệu để chúng ta có thể truy xuất được, đảm bảo chất lượng, được bón phân gà hữu cơ hoặc phân bò hữu cơ.
Lựa những rau củ đảm bảo chất lượng về hình dáng bên ngoài rau củ phải còn nguyên vẹn, không trầy xước, dập nát. Màu sắc phải tự nhiên không bắt mắt một cách bất thường, không héo úa quá. Khi cầm rau củ phải cảm thấy nặng tay, giòn, chắc.
Trên bề mặt rau củ không dính những chất lạ như màu trắng, nếu có thì chúng ta có thể nghi ngờ rằng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư. Rau củ cũng không có mùi lạ nếu không phải mùi đặc trưng của thực phẩm.
- Xin cảm ơn bác sĩ!