Vụ án phân bón giả: Làm thế nào để xử lý tận gốc ?
Vụ án phân bón giả: Làm thế nào để xử lý tận gốc
Cách Bói Bài Tây Linh Nghiệm Ít Người Biết
25 Nghề Có Thể Kiếm Lợi Nhuận 10 Triệu Mỗi Ngày
Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An
Ông Trần Hùng, Cục phó Cục Quản lý thị trường tại Đại hội “Trung ương Hiệp hội phân bón Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội khẳng định "Vụ thuận phong là điển hình của sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực phân bón giả. Chỉ cần xử lý được Thuận Phong thì sẽ xử lý được tất cả các doanh nghiệp làm ăn nhếch nhác khác."
Ông Hùng nhấn mạnh: “Cần phải nhanh chóng lập lại trật tự quản lý Nhà nước trong vấn đề phân bón, chấn chỉnh toàn bộ các trung tâm khảo, kiểm nghiệm, đồng thời, rà soát lại các DN phân bón hiện nay trên thị trường.”
Đến bây giờ ông Hùng vẫn kiến nghị vụ phân bón Thuận Phong, không thể để “chìm” xuồng như vậy được. Trong khi Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã có chỉ đạo và 6 bộ ngành đã nói mà vẫn xảy ra tình trạng như hiện nay.
Câu chuyện không phải đơn thuần là bắt hay xử lý, mà ông Hùng cho rằng: “Trật tự quản lý Nhà nước đang có vấn đề vì trong vụ Thuận Phong, chất chính dưới 70%, thậm chí chưa được 10% mà lại bảo không phải hàng giả.”
“Tổng Cục quản lý thị trường có ra đời thì chúng tôi cũng xin không làm về phân bón. Vì không thể làm được do đã thành án “lệ””, ông Hùng tiếp tục khẳng định.
Chia sẻ ngoài lề về vụ Thuận Phong, Cục phó Cục quản lý thị trường cho biết: “Không phải ai cũng dàm “sờ” vào Thuận Phong, vì trong đó có anh Út trọc, tuy nhiên đã bị bắt rồi.”
- Hiệp hội phân bón Việt Nam “kể” 9 tội Thuận Phong:
Đại diện Hiệp hội phân bón Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực - Tổng thư ký, ông Nguyễn Hạc Thuý khẳng định: “Công ty Thuận Phong đã thuê đất sai quy định của Bộ Quốc phòng, tại kho quân khí K888 ở Long Bình - Đồng Nai để sản xuất phân bón giả, nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan pháp luật.”
" Sau khi bị đoàn liên ngành 389 kiểm tra đột xuất, ông Khiếu Mạnh Tường - Tổng giám đốc công ty đã ký xác nhận vào biên bản rằng, Công ty đã giả mạo về nguồn gốc, hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói với số lượng rất lớn về tem, nhãn hàng hoá giả mạo nguồn gốc sản xuất ở Mỹ”, ông Thuý nói.
Cũng theo ông Thuý: “Tất cả đều có sự chứng kiến của các cơ quan chức năng như quân đội, công an, Viện kiểm sát nhân dân, Sở Nông Nghiệp, Sở Công Thương Đồng Nai.”
“Ngay sau đó, đoàn liên ngành đã đem 29 mẫu phân bón của Công ty Thuận Phong đi giám định chất lượng. Kết quả cho thấy, 19/29 mẫu kém chất lượng, không phù hợp”, ông Thuý cho biết thêm.
Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, cả 19 mẫu này không phù hợp đăng ký chất dinh dưỡng chính, chỉ đạt dưới 70%, trong đó có loại phân bón vi lượng kẽm ghi trên bao bì là 15000ppm, nhưng kết quả kiểm nghiệm chỉ đạt 1310ppm (chưa tới 10%).
Ông Khiếu Mạnh Tường, giám đốc Công ty Thuận Phong đã đề nghị giám định lại tại Công ty SGS quốc tế. Tuy nhiên, kết quả lần 2 chất lượng còn thấp hơn lần 1 và ông Tường phải xin công nhận ký biên bản.
Đứng trước vấn nạn này, Máy Phân Bón SHB đưa ra giải pháp dây chuyền sản xuất phân bón thông minh đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của sản phẩm đúng theo quy định của nhà nước. Dây chuyền sản xuất phân bón do SHB cung cấp không chỉ đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà còn giúp tăng năng suốt sản xuất, giảm tối thiểu nhân công.
Quý khách có nhu cầu lắp đặt vui lòng liên 094 998 2294 để được tư vấn miễn phí