"Rác" nông nghiệp có thể biến thành 5 tỷ USD/năm

"Rác" nông nghiệp có thể biến thành 5 tỷ USD/năm

30 Cách sử dụng phần mềm AI kiếm tiền Online Thời Nay
Cách Bói Bài Tây Linh Nghiệm Ít Người Biết
25 Nghề Có Thể Kiếm Lợi Nhuận 10 Triệu Mỗi Ngày
Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An

Tiềm năng phụ phẩm nông nghiệp của Việt Nam có thể mang lại giá trị lên đến 4-5 tỷ USD/năm nếu vận dụng theo mô hình kinh tế tuần hoàn...

Mỗi năm thải ra 156 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp

Đó là phát biểu của Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh tại Hội thảo trực tuyến “Hiện trạng phụ phẩm nông, lâm, thủy sản và đề xuất cách xử lý” với các tỉnh phía Nam diễn ra ngày 10/9 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổ chức.

Theo ông Chinh, dù tiềm năng là vậy nhưng năm 2020 con số mang lại chỉ đạt 275 triệu USD. Vì vậy, cần có các chính sách thu hút các doanh nghiệp vào thu gom, xử lý, chế chế biến các phụ phẩm nông nghiệp.

Trong đó, tập trung ưu tiên làm ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao, sau đó mới đến chế biến phân hữu cơ.

 

sản xuất phân bón hữu cơ

Một trang trại chăn nuôi bò sử dụng Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phẩm chăn nuôi

 

Ông Chinh cho biết, tổng phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông, lâm, thủy sản và chăn nuôi của nước ta thải ra trong năm 2020 ở mức khoảng 156,8 triệu tấn. Trong đó, 2 lĩnh vực có phụ phẩm lớn là trồng trọt và chăn nuôi.

Cụ thể, lĩnh vực trồng trọt có mức phế phẩm là 88,9 triệu tấn và chủ yếu hình thành trong quá trình thu hoạch, như rơm, rạ từ sản xuất lúa, vỏ trấu, cám gạo khi chế biến gạo.

Còn trong chăn nuôi, dựa trên định mức kỹ thuật trong chăn nuôi và tổng đàn gia súc, gia cầm do Tổng cục Thống kê công bố, thì mỗi năm lượng phế phẩm đạt trên 61,4 triệu tấn phân và trên 55 triệu tấn nước tiểu.

Ngoài ra, hằng năm có nhiều triệu tấn chất độn chuồng thải ra từ ngành chăn nuôi, tuy nhiên chưa có số liệu điều tra về nguồn phụ phẩm này....

Biến chất thải thành tiền theo mô hình kinh tế tuần hoàn

Ông Tống Xuân Chinh cho rằng, cần có thể chế ngưỡng hóa tỷ lệ sử dụng phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, còn lại là phải sử dụng dụng phân hữu cơ.

Từ đó, hướng tới một nền nông nghiệp tăng trưởng xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái và cao hơn là nông nghiệp tuần hoàn không chất thải. Đồng thời, có thể phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch canh nông.

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng nêu lên 4 giải pháp chính để xử lý chất thải chăn nuôi để biến nguồn chất thải này thành tiền bao gồm: Công nghệ khí sinh học; đệm lót sinh học; ủ phân compost; công nghệ vi sinh.

“Trong đó, công nghệ vi sinh đang rất phát triển và có nhiều sản phẩm/chế phẩm vi sinh hỗ trợ hiệu quả cho việc xử lý chất thải chăn nuôi kể cả khử mùi hôi trong chăn nuôi.

Điển hình là Công ty T&T 159 ở Hòa Bình áp dụng thành công cho 6.000 con bò và sử dụng đệm lót, phân bò, nước tiểu sau khi hót khỏi chuồng để sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh...", ông Tống Xuân Chinh nêu.

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Viện sinh học (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, khối lượng 156 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp sẽ là nguồn nguyên liệu cực kỳ quý.

"Nếu được chế biến, đưa vào sử dụng sẽ tạo ra một nền nông nghiệp tuần hoàn. Đầu ra của quy trình sản xuất này sẽ là đầu vào của quy trình sản xuất khác, cho hiệu quả kinh tế cao hơn”, GS.TS Nguyễn Quang Thạch nói.

Nhấn mạnh việc khai thác tiềm năng lợi thế từ phụ phẩm nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam khẳng định, cả ngành nông nghiệp và doanh nghiệp phải xác định, phụ phẩm nông nghiệp không phải thứ bỏ đi, mà đầu ra của lĩnh vực sản xuất này sẽ là đầu vào của lĩnh vực sản xuất khác, mang lại giá trị cao hơn và tạo thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.

Fanpage facebook