Đa dạng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Đa dạng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Hết năm, chú ý những chính sách môi trường có hiệu lực từ 2022
Xót Xa cảnh gần 1300 con Lợn bất ngờ chết cháy tại Nghệ An
Canada: Saskatchewan muốn hợp tác với Việt Nam khai thác đất hiếm
Nước ngoài dùng 'bột lạ' làm bò tăng 100kg/tháng trước khi đưa về Việt Nam
Bắc Giang xử phạt Công ty TNHH Quốc tế DENTA vì sản xuất phân bón giả

Với mục tiêu kép vừa đảm bảo an toàn sức khỏe vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, những năm gần đây người nông dân Quảng Trị đã mạnh dạn tìm tòi, đầu tư, sản xuất các mô hình nông nghiệp an toàn theo hướng hữu cơ.

Qua quá trình triển khai, các mô hình này đã khẳng định được tính ưu việt, bền vững hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch trong tương lai.



*Đa dạng mô hình

Tham quan mô hình nuôi tôm của ông Bùi Quang Cần tại thôn Tân Thuận, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh chúng tôi mới thấy được sự đầu tư bài bản trong quy trình công nghệ nuôi tôm sinh học theo hướng hữu cơ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày trước ông Cần nuôi tôm thẻ chân trắng theo phương pháp truyền thống.

>>> Tìm hiểu về các loại Máy xử lý chất thải chăn nuôi sinh lời bền vững cho nông trại


Đến năm 2019, được sự hỗ trợ, động viên của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ông Cần mạnh dạn vay vốn, đầu tư 5 hồ nuôi trên diện tích 1ha để thực hiện nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm. Tôm nuôi tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sinh học, không sử dụng thuốc kháng sinh mà chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học.

Đến nay, quá trình triển khai diễn ra thuận lợi, tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm cao. Sản phẩm được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định, giá cả cao hơn so với tôm nuôi theo phương pháp truyền thống. Đối với mô hình nuôi tôm này, sản lượng tôm đạt 60 tấn/ha/năm, mỗi năm ông Cần thu lãi trên 2 tỷ đồng.

Ông Bùi Quang Cần chia sẻ: Từ khi thực hiện mô hình này, gia đình tôi thấy hiệu quả kinh tế cao so với cách nuôi truyền thống trước kia. Đặc biệt, đầu ra ổn định, thị trường ưa chuộng, giá cả cao so với các loại tôm nuôi theo phương pháp truyền thống, tôm ít bị bệnh… Trong thời gian tới, tôi sẽ vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng mô hình này.

Cũng giống ông Cần, anh Vũ Văn Bắc, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ bắt đầu triển khai chuyển đổi từ hình thức nuôi truyền thống sang quy trình chăn nuôi gà Cùa theo tiêu chuẩn VietGAP vào năm 2020. Gia đình anh được chọn là hộ thực hiện mô hình điểm theo Đề án phát triển thương hiệu gà Cùa của huyện Cam Lộ. Để triển khai tốt, anh Bắc đã đầu tư xây dựng chuồng trại quy mô, có hệ thống lọc nước tự động; sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương; sử dụng men và tỏi tự ủ thay cho thuốc thú y để phòng ngừa dịch bệnh…

Da dang cac mo hinh nong nghiep theo huong huu co hinh anh 1Mỗi năm anh Vũ Văn Bắc, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nuôi 3 lứa gà, xuất bán từ 3.000 - 3.500 con gà Cùa, thu lãi từ 75 - 100 triệu đồng. Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN

Quá trình triển khai theo hướng an toàn sinh học anh đã mang lại chất lượng đúng chuẩn thương hiệu gà Cùa đã có tiếng từ trước đó. Với những nỗ lực của mình, vào năm 2021 mô hình gà Cùa của anh đã đạt chứng nhận 3 sao Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Quảng Trị. Từ mô hình của mình, anh Bắc đã liên kết với 9 hộ khác thành lập Tổ Hợp tác gà Cùa do anh làm tổ trưởng.

>>> Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ hiệu quả vượt trội 2022

Đến nay, mô hình nuôi gà Cùa theo tiêu chuẩn VietGAP của xã Cam Chính đã có hiệu quả tích cực, trung bình mỗi hộ nuôi 1.000 con gà/lứa, mỗi năm 3 lứa, trừ chi phí lãi trên trung bình trên 120 triệu đồng/năm.

Tâm sự với chúng tôi anh Bắc cho biết, gà Cùa nuôi theo mô hình an toàn sinh học rất khỏe mạnh, lông đẹp, gà thịt chắc, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, đầu ra sản phẩm ổn định nên hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Quá trình triển khai mô hình thuận lợi nên các thành viên trong tổ hợp tác đều vui mừng, phấn khởi vì đã chọn cách làm đúng hướng. Mong rằng thời gian tới, chúng tôi sẽ nhận được sự hỗ trợ của Phòng Khuyến nông huyện Cam lộ cũng như Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị về con giống, tập huấn kĩ thuật để nhân rộng mô hình.

*Hướng đi mới cho người dân vùng khó

Tại mô hình trồng cam hữu cơ của chị Hoàng Thị Mỹ Châu, Thôn Cam Phú 1, xã Cam Thành, Huyện Cam Lộ, khung cảnh tấp nập người mua kẻ bán ngay tại vườn diễn ra tấp nập do vườn đang kỳ thu hoạch. Gia đình chị Châu triển khai trồng giống cam Vinh từ tháng 9/2018 với diện tích 1,2ha. Đến nay, vườn cam đã bước vào kỳ thu hoạch đầu tiên, năng suất đạt từ 4,5-5 tấn/ha. Cam được thương lái thu mua tại vườn với giá từ 20.000 -25.000 đồng/kg, ước tính thu nhập trên 120-150 triệu đồng/ha.

Gia đình chị Châu là một trong số những hộ nhận được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị trong dự án: “Xây dựng mô hình và chuyển giao quy trình sản xuất cam, bưởi an toàn gắn chuỗi giá trị tại các tỉnh miền Trung”.

Dự án được triển khai nhằm hỗ trợ người nông dân ở các vùng gò đồi bạc màu áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác và sản xuất, nâng cao hiệu quả, chất lượng cây có múi, góp phần thực hiện vào đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại địa phương. Đến nay, qua quá trình triển khai các gia đình thực hiện mô hình đều đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ông Mai Thế Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Thành cho biết: Qua quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch bước đầu mô hình trồng cam hữu cơ trên địa bàn mang lại thành công. Quả cam trồng trên đất gò đồi của xã thu hoạch có vị ngọt, sản lượng cao, hiệu quả kinh tế tốt.

Đặc biệt, do canh tác theo hướng hữu cơ đảm bảo an toàn, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nên sản phẩm được người dân trong vùng tin tưởng lựa chọn tiêu thụ. Mô hình triển khai được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ về giống, quy trình kĩ thuật nên các hộ triển khai gặp nhiều thuận lợi.

Thực hiện theo Nghị quyết HĐND xã và kế hoạch UBND xã đã xây dựng trong giai đoạn từ 2022-2025, thời gian tới địa phương sẽ ưu tiên hỗ trợ người dân tập trung xây dựng các mô hình hữu cơ. Đặc biệt, đối với cây cam xã sẽ nhân rộng lên thêm từ 10-15ha. Hiện, chúng tôi đã chọn được vùng để canh tác cũng như đang triển khai vận động người dân cải tạo các vườn không hiệu quả sang trồng tập trung để hướng tới xây dựng sản phẩm OCOP trong tương lai…

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị, xu hướng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ đã và đang gia tăng liên tục trong những năm gần đây và có xu hướng tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Ưu điểm lớn nhất của những mô hình này chính là giá cả cao ổn định, không bị thương lái chèn ép giá, được người tiêu dùng ưa thích, hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường... Để thúc đẩy và nhân rộng mô hình, Trung tâm cũng đã tiến hành hỗ trợ nguồn giống, vaccin, phân bón, tập huấn kĩ thuật… cho người dân.

Ông Trần Cẩn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị cho biết: Các mô hình nuôi trồng, sản xuất theo hướng hữu cơ của Trung tâm tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh đều được người dân ủng hộ cũng như được các địa phương đánh giá cao. Để các mô hình này được triển khai nhân rộng ra trên địa bàn, khi kết thúc mô hình thử nghiệm đơn vị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân thấy được kết quả, hiệu quả của mô hình. Qua đó, bà con có thể học tập và ứng dụng triển khai tại địa phương mình.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ cung cấp thực phẩm an toàn, mà còn đảm bảo hệ sinh thái bền vững, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong quá trình canh tác, góp phần bảo vệ môi trường.

Đồng thời, các mô hình này cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với phương pháp canh tác truyền thống đối với người nông dân Quảng Trị. Việc sản xuất hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị tạo chỗ đứng cho thương hiệu gắn với tiêu thụ sản phẩm đã mở ra được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp sạch ở tương lai.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho hay: Thời gian tới, chúng tôi sẽ cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị tiếp tục mở các diễn đàn giúp cho bà con tiếp cận được với các quy trình công nghệ sản xuất hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng đó, tiếp tục mở các lớp đào tạo, tập huấn qua đó giúp cho bà con nhận thức được đầy đủ giá trị của các quy trình công nghệ để đưa vào thực tế sản xuất của Quảng Trị…

Thanh Thủy

 

Nông nghiệp tuần hoàn là chìa khóa, là động lực tiến tới nền nông nghiệp xanh, chi phí thấp, gia tăng chuỗi giá trị, giảm phát thải nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường. Nhưng hiện nay việc áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Việt Nam có thể học hỏi gì về kinh nghiệm quốc tế để vượt qua các rào cản và khó khăn này

Trong nông nghiệp tuần hoàn, toàn bộ quy trình từ trồng trọt, thu hoạch, đóng gói chế biến, vận chuyển, ... đều được thiết kế nhằm thúc đẩy phát triển bền vững. Chăn nuôi hỗn hợp, canh tác hữu cơ, nông lâm kết hợp, tái chế và tái sử dụng nước thải là những mô hình chính của nông nghiệp tuần hoàn.

>>> Tìm hiểu ngay các Cách xử lý phân gà hiệu quả nhất

Ở nước ta sản xuất nông nghiệp là nguồn phát thải khí nhà kính lớn thứ 2 chỉ đứng sau lĩnh vực năng lượng. Bởi thực tế nông nghiệp ở nước ta còn có quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nhiều hộ nông dân sản xuất theo thói quen tự phát, cộng thêm nhận thức về biến đổi khí hậu, về tác hại của khí nhà kính còn hạn chế. Vì vậy, những hành động canh tác giảm phát thải khí nhà kính cũng sẽ hạn chế.

Mỗi năm, sản xuất nông nghiệp nước ta thải ra môi trường khoảng 80 triệu tấn khí thải CO2 quy đổi, chiếm 25- 30% tổng lượng khí thải và một nửa trong số đó đến từ các hoạt động sản xuất lúa gạo. Trong nông nghiệp, 75% tổng lượng khí thải là Mê-tan (CH4), trong đó lượng phát thải lớn nhất là phát thải khí mê tan từ canh tác lúa, góp phần làm trái đất nóng lên. Khí mê tan sinh ra chủ yếu do các chất hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện yếm khí khi ruộng lúa bị ngập nước. Ruộng lúa bị ngập nước càng lâu thì lượng khí mê tan sinh ra càng nhiều. Trung bình mỗi năm, trồng lúa nước phát thải gần 50 triệu tấn CO2 quy đổi.

Theo một số chuyên gia, hiện các địa phương vẫn tập trung chủ yếu vào mục tiêu kinh tế, an ninh lương thực, chưa chú trọng vấn đề giảm phát thải; thiếu cơ chế thúc đẩy, động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp; chi phí cho sản xuất lúa theo quy trình canh tác các-bon thấp vẫn còn cao; thất thoát sau thu hoạch còn lớn. 

Mặc dù ngành nông nghiệp Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, mang lại chất lượng và giá trị gia tăng cao cho người sản xuất, nhưng quá trình sản xuất nông nghiệp cũng gây phát sinh lượng lớn phụ phẩm, nếu quản lý không phù hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn chất hữu cơ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính tổng khối lượng phụ phẩm nông nghiệp của Việt Nam mỗi năm là khoảng 160 triệu tấn. Trong đó, có khoảng 90 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt; 62 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi; 6 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản.

>>> 6 CÁCH Ủ PHÂN HỮU CƠ COMPOST HIỆU QUẢ THỜI NAY
 

Những con số này cho thấy tiềm năng giá trị của phụ phẩm nông nghiệp. Nếu biết sử dụng đúng cách, các phụ phế phẩm trong nông nghiệp sẽ mang lại giá trị cao hơn và kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp, tạo thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.

Fanpage facebook